post-title

Tại sao mẹ bầu bị dọa sảy thai

Hiện tượng dọa sảy thai và cách nhận biết

Dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn sống và phát triển trong tử cung nhưng thai phụ lại có dấu hiệu như đau bụng và ra máu🩸. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, dọa sảy thai có thể dẫn đến sảy thai.

Nguyên nhân gây ra dọa sảy thai là gì?

Những yếu tố gây ra dọa sảy thai có thể là do bất thường ở nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu🩸 giữa mẹ và thai nhi, va chạm mạnh vào bụng bầu, xoa bóp bụng và đầu nhũ gây kích thích co bóp tử cung. 

Ngoài ra mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress😞 kéo dài hoặc thường xuyên phải lao động nặng, ăn uống không đủ dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây ra dọa sảy thai. Thai phụ nhiều tuổi (trên 35 tuổi) có tiền sử mắc bệnh tiểu đường🍬, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây nên dọa sảy thai.


Làm sao để nhận biết dọa sảy thai?

Âm đạo ra máu

Ra máu hoặc dịch có màu hồng🌸 cũng là dấu hiệu của dọa sảy thai. Màu sắc của máu có thể biến đổi từ đỏ sang hồng nhạt đến nâu thẫm tùy thuộc vào từng trạng thái nặng hay nhẹ.

Cũng có nhiều trường hợp dọa sảy thai nhưng lại không ra máu mà chỉ phát hiện qua siêu âm do bong rau kín và chưa thoát ra ngoài nên không xuất hiện máu. Vì vậy, mẹ bầu không nên bỏ qua việc khám thai🩺 định kỳ.

Đau bụng dưới, đau lưng

Thai phụ sẽ thấy đau râm râm, đau từng cơn ở phần bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi ở vùng thắt lưng. Nếu các cơn đau không giảm, đau liên tục thì mẹ không nên chần chừ mà phải đi 🩺khám ngay.

Mẹ bầu sốt cao

Nếu mẹ bị sốt cao kèm theo đau khớp, phát ban thì rất có thể mẹ bị nhiễm trùng. Những nhiễm trùng này có thể gây câm điếc bẩm sinh cho thai nhi👶. Vì vậy nếu thấy sốt cao mẹ cần đi kiểm tra ngay.

Đau buốt khi đi tiểu

Hiện tượng đau buốt khi đi tiểu là biểu hiện của các bệnh về bàng quan và đường tiết niệu. Viêm bàng quang và đường tiết niệu có thể dẫn đến ⚠️sảy thai, mẹ nên đi kiểm tra ngay.


Cách phòng ngừa và xử lý dọa sảy thai

Nghỉ ngơi, thư giãn và tránh căng thẳng 

Khi mẹ bầu nghỉ ngơi,⛱️ thư giãn các cơ quan sinh sản sẽ khỏe mạnh và không bị kích thích, từ đó hỗ trợ bảo vệ thai nhi khỏe mạnh. Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai kỳ nên mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng để bảo vệ cả mẹ và bé.

Hạn chế hoạt động mạnh và bổ sung dinh dưỡng

Hãy cố gắng ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp vitamin. Nếu mẹ ốm nghén nặng quá thì có thể bổ sung bằng các viên uống💊 bổ sung vitamin. Ngoài ra các hoạt động thể chất mạnh hoặc lao động quá sức có thể gây hại cho thai nhi nên mẹ hãy hạn chế nhé. 

Không quan hệ trong khoảng thời gian này và tránh kích thích tử cung

Theo các chuyên gia, sau khoảng thời gian đầu thai kỳ, quan hệ tình dục nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu được ⚠️cảnh báo các dấu hiệu dọa sảy thì tốt nhất mẹ nên kiêng quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó những hành động kích thích tử cung co bóp như xoa bụng, xoa bóp ngực cũng có thể gây co bóp tử cung⚠️ và đẩy thai nhi ra ngoài. 

Khám thai định kỳ

Khám thai👩‍⚕️ định kỳ giúp phát hiện những bất thường sớm và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời. 


Phòng ngừa dọa sảy thai như thế nào?

Khám tiền hôn nhân

Để có một thai kỳ khỏe mạnh💪, các mẹ bầu nên khám tiền tiền hôn nhân trước khi mang thai để kiểm tra sức khỏe sinh sản và loại trừ những nguy cơ gặp phải các vấn đề bất thường. 

Bảo đảm dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong thai kỳ nên các mẹ hãy bổ sung vitamin💊 cần thiết, ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai bên cạnh đó tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích.

Đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng nhưng các mẹ🤰 cũng nên tránh tăng cân quá nhanh, duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai và tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống viêm, kháng khuẩn. 

Bổ sung nội tiết tố và hỏi ý kiến bác sĩ khi có bất thường

Những mẹ bầu bị thiếu hụt nội tiết cần được bổ sung nội tiết ngay khi biết tin mang thai và mẹ nên chủ động 👨‍⚕️điều trị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu có trước khi mang thai.

Ngoài ra nếu bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể🧬 thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có mang thai hay không vì nhiều bệnh di truyền sang con cái sẽ khó có thể giữ lại thai nhi.