post-title

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ

Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng trong thai kỳ

Trong thai kỳ, dinh dưỡng🧅 của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mang thai của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua nhau thai tới cung cấp cho thai nhi.

Một chế độ dinh dưỡng mang thai phù hợp, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu. Mẹ bầu sẽ có sức đề kháng tốt💪, không mắc bệnh và có đủ sức khỏe để sinh con mà mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh. Cũng như là mẹ sẽ có đủ sữa cho con bú, có sức chăm sóc con. 

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với thai nhi

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, phát triển về khung xương và chiều cao của trẻ. Bước sang tuần thứ 13, thai nhi👼 bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm của khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển mạnh. 

Vì vậy việc bổ sung chất dinh dưỡng ở 3 tháng giữa vô cùng quan trọng, các chất dinh dưỡng mẹ nạp vào phải tăng gấp 2~3 lần so bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của 👼thai nhi.


Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu

Đạm

Chất đạm rất cần thiết để hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ. Phụ nữ mang thai nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá🐟, trứng, sữa và các loại đậu.

Chất béo

Chất béo cần thiết cho việc xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi👶, đồng thời cung cấp năng lượng, hỗ trợ thai phụ hấp thu các vitamin tan trong dầu. 

Chất xơ

Thai phụ cần bổ sung chất xơ từ ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh🥬,... và uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón, trĩ.


Những vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu

Canxi

Canxi trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương🦴 của thai nhi. Nhu cầu canxi hằng ngày của phụ nữ mang thai là 1.000 - 1.200 mg/ngày.

Axit folic

Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vì nếu thai phụ bị thiếu axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh🧠. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai là 600 μg/ngày. 

Mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối🍌, cam, trứng,... Ngoài thực phẩm, thai phụ nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Vitamin D

Vitamin D góp phần hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành 🦴hệ xương. Mẹ bầu nên tắm nắng nhiều hơn (ở thời điểm trời dịu mát, không nắng gắt), đồng thời bổ sung thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D như gan cá, bơ🥑, sữa, trứng, các loại cá béo.

Vitamin A

Vitamin A có vai trò tăng sức đề kháng cho mẹ và để cung cấp cho thai nhi. Nhu cầu vitamin A của thai phụ là 800 μg/ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe gồm: gan, lòng đỏ trứng, sữa, thịt🍖, rau màu xanh, vàng, đỏ,... 

Tuy nhiên, lượng vitamin A quá mức cần thiết có thể gây dị tật ở thai nhi. Vì vậy, mẹ cần bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ👩‍⚕️.

Vitamin B1

Mẹ bầu cần được cung cấp đủ vitamin B1 để tránh bị tê phù. Thực phẩm giàu vitamin B1 nên bổ sung vào chế độ ăn của thai phụ gồm thịt lợn🥩, rau, các loại hạt đậu, một số loại cá.

Sắt

Sắt giúp phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Các bà mẹ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ nên tăng cường bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt🥩, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ,...

I-ốt và kẽm 

Thai phụ nếu thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, cân nặng sơ sinh thấp, có các khuyết tật bẩm sinh,... Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu i-ốt như cá biển🐟, rong biển và dùng muối ăn có bổ sung i-ốt, đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày.

Phụ nữ mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm để đạt liều lượng tổng là 20 mg/ngày. Nguyên nhân vì nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị nhẹ cân, chiều cao thấp và dễ có các khuyết tật bẩm sinh🚨.


Những thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Đồ uống có cồn

Các mẹ nên tránh xa đồ ăn, thức uống có cồn🍺 và các chất kích thích cũng như là giảm ăn các loại thức ăn chua cay như ớt, tiêu, giấm, tỏi,.. và uống nhiều nước🌊 để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ. Và giảm ăn mặn để tránh phù nề, tăng huyết áp hoặc nhiễm độc thai. 

Đồ ngọt

Ngoài ra các mẹ nên hạn chế đồ ngọt vì lượng đường🍬 nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ. Các mẹ cũng nên hạn chế uống cà phê và các thức ăn chế biến sẵn và không ăn no trước khi ngủ. 

Thức ăn có mùi

Lúc nghén các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn🍽️ và tránh ăn thức ăn có mùi. Mặc dù có nhiều thứ phải kiêng nhưng các mẹ cũng không cần quá kiêng khem tránh để thai nhi bị suy dinh dưỡng.