post-title

Làm sao để nhận biết nhiễm độc thai nghén?

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nghén và nhiễm độc thai nghén

Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến báo hiệu phụ nữ đang mang thai. Sản phụ sẽ gặp các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, buồn nôn🤮... Nhưng khi các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì được gọi là nhiễm độc thai nghén.

Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra khi nào?

Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn co thắt mạch máu🩸  khiến tăng áp lực lên các cơ quan nội tạng và ngoại biên như thận, gan, tử cung… Nhiễm độc thai nghén làm biến đổi và gây tổn thương hệ mạch máu, ảnh hưởng đến nhanh thai và gây nguy hiểm trong quá trình sinh em bé.

Ai có nguy cơ cao bị nhiễm độc thai nghén?

Thông thường, những mẹ bầu bị huyết áp cao hoặc có tiền sử bệnh tim💓, béo phì, hoặc những mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là những đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén


Các dấu hiệu nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ

Phù nề

Thông thường phù nề (đặc biệt là phù chân) thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ do kích thước thai ngày càng lớn🤰, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch. 

Tuy nhiên, phù nề do nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ lại có những biểu hiện và triệu chứng như, thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân🦵 lên mặt, hoặc phù cả người. Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay, khi ấn vào mắt cá chân.

Ngoài ra, tăng cân nhanh cũng là một dấu hiệu bất thường ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, khi mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh, khoảng 500 gram/tuần cũng cần gặp bác sĩ👨‍⚕️ để thăm khám.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp🩸 cũng là triệu chứng phổ biến của mẹ bầu nhiễm độc thai nghén. Với những mẹ chưa từng đo huyết áp, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg.

Protein niệu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp có thể chẩn đoán nhiễm độc thai nghén. Nếu kết quả cho thấy nồng độ protein tăng cao, vượt quá 0,3g/l thì mẹ bầu cần được theo dõi🔍 và điều trị ngay.

Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường như thiếu máu🩸, tim đập nhẹ, khó thở, mắt mờ do phù võng mạc cũng có thể là triệu chứng của nhiễm độc thai nghén.


Điều trị nhiễm độc thai nghén như thế nào?

Nếu mẹ nhiễm độc thai nghén ở mức độ nhẹ

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng một vài loại thuốc ngăn ngừa cao huyết áp. Thay đổi chế độ ăn uống như ăn nhạt, không ăn nhiều dầu mỡ và nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp sử dụng thuốc💊 có thể điều trị các triệu chứng nhiễm độc thai nghén ở mức độ nhẹ. 
Ngoài ra mẹ lưu ý khi nằm ngủ🛌 cần nằm nghiêng về bên trái để tránh ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén nặng

Cần nhập viện để có phương án theo dõi, điều trị. Trường hợp sản phụ nhiễm độc thai nghén mức không thể giữ lại em bé thì đội ngũ bác sĩ👨‍⚕️ sẽ đánh giá để đưa ra phương án xử lý phù hợp với từng người.