post-title

Tất tần tật về chóng mặt khi mang thai mẹ bầu cần biết

Nguyên nhân của hiện tượng bị chóng mặt khi mang thai

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai ở giai đoạn nào?

Thông thường, bà bầu sẽ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Trong một số trường hợp, bà bầu vẫn có thể bị chóng mặt💫 khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Tại sao các bà bầu lại bị chóng mặt khi mang thai?

Tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu được thấy là do nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở các thành mạch máu🩸 gây hiện tượng choáng váng, chóng mặt. 

Đối với một số trường hợp các bà mẹ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là do lượng máu trong cơ thể tăng lên đột ngột trong khi thai nhi đang dần phát triển dẫn đến hiện tượng chóng mặt💫. Khi thai phụ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hay nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt. 

Đặc biệt, tình trạng chóng mặt càng nặng hơn khi trong giai đoạn này mắc các bệnh như đái tháo đường hay tiền sản giật. Hiện tượng chóng mặt có liên quan đến sự lưu thông các mạch máu😟 nên cần chú ý đến tư thế nằm ngửa khi ngủ.


Cách xử lý và phòng ngừa chóng mặt trong thai kỳ

Nên làm gì khi gặp hiện tượng chóng mặt khi mang thai?

Nếu không may gặp phải những triệu chứng chóng mặt😵 buồn ngủ khi mang thai, mẹ bầu cần phải làm những điều sau đây. Khi mang thai việc té ngã là một điều rất tối kỵ nên bạn cần tập thói quen ngồi xuống, đứng dậy một cách từ từ. Đồng thời, cần thực hiện tư thế đặt đầu ở khoảng giữa hai đầu gối để tránh bị chóng mặt đột ngột khi di chuyển🧘‍♀️. 

Việc bổ sung chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng nên bạn cần ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây sẽ giúp tích lũy được khá nhiều năng lượng. Đặc biệt, cần chú ý đến tư thế ngủ💤 để cải thiện tốt lưu thông máu trong cơ thể.

Cần thực hiện một số thói quen tốt như đến những nơi thông thoáng, tắm nước lạnh khi cảm thấy cơ thể lâng lâng. Nếu tình trạng chóng mặt😵 càng kéo dài thì phương án tốt nhất để chấm dứt hiện tượng này là bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai?

Cần tránh thay đổi tư thế🧘‍♀️ một cách đột ngột như hạn chế việc đứng dậy ngay khi vừa rời khỏi giường hoặc ghế. Thay vào đó nếu đang nằm thì nên trở dậy từ từ sau đó đứng im trong một vài phút rồi di chuyển. 

Để giúp việc lưu thông máu tốt hơn bạn nên tránh mặc quần bó khít mà nên mặc quần áo rộng👕 thì sẽ phù hợp hơn rất nhiều. Đặc biệt, để tránh tình trạng bị hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt bạn nên ăn uống đầy đủ nhất là uống nhiều nước .

Ngoài ra, cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt như hạn chế nằm ngửa khi bước sang giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, không tắm bằng nước nóng🌡️. Một yếu tố cũng khá là quan trọng trong việc tránh gặp phải triệu chứng chóng mặt là không gian sống của mẹ bầu. Bạn nên đến những nơi thoáng mát trong lành để hít thở không khí cũng như giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể hợp lý.