Tại sao mẹ bầu lại gặp một vài vấn đề ở 3 tháng giữa thai kỳ?
Sau khi trải qua những tháng ngày mệt mỏi với tình trạng ốm nghén nhưng chưa có sự thay đổi lớn về cơ thể thì ở giai đoạn này các bà mẹ sẽ gặp phải những thay đổi lớn trong cơ thể😑 dẫn đến gặp phải một số vấn đề rất khó chịu.
Tuy nhiên, cũng có thể nói đây cũng là giai đoạn bà bầu dễ chịu nhất trong suốt thai kỳ🤰. Đó là vì giai đoạn này bạn sẽ được tận hưởng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong việc cảm nhận sự phát triển từng ngày của thai nhi👶 tuy nhiên không thể tránh khỏi một số trở ngại lớn.
Những vấn đề nào thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ?
Thường xuyên hậu đậu, vụng về
Khi phần bụng ngày càng lớn cơ thể bạn sẽ khó giữ cân bằng, dễ ngã. Vì vậy, nên chú ý đến những việc như lựa chọn những đôi giày thấp gót🥿, mềm mại, mũi rộng, bám dính tốt, hạn chế mang vác cồng kềnh, tránh những nơi dễ trơn trượt…
Rạn da
Với phụ nữ, việc rạn da là một điều rất đáng lo ngại🤔 bởi những vết rạn có thể ảnh hưởng lâu dài đến vẻ đẹp của da. Nguyên nhân có thể kể đến là do cân nặng tăng nhanh đặc biệt là vùng bụng, túi dạ con em bé lớn quá nhanh gây căng da thành bụng.
Đây là triệu chứng mà bất cứ phụ nữ👩 nào khi mang thai cũng sẽ gặp phải nên không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng này. Cách duy nhất có thể giảm bớt các vết rạn là chú ý uống đủ nước💧, giữ ẩm cho da, điều chỉnh chế độ ăn để không tăng cân quá nhanh.
Chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến trong giai đoạn này. Có thể là do hạ đường huyết hoặc do thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch mà đột nhiên bị choáng váng, 😵chóng mặt.
Khi rơi vào tình trạng này hãy bình tĩnh 🪑ngồi xuống từ từ, nắm vào tay vịn sau đó nghỉ ngơi một cách thoải mái.
Đau ngực
Giai đoạn này ngực sẽ càng lớn nhanh để chuẩn bị thực hiện thiên chức làm mẹ❤️. Chính vì vậy, việc cảm thấy tức ngực là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chọn các áo ngực mềm mại🌸 sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu này.
Những vấn đề nào trong 3 tháng giữa có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé?
Đau bụng dưới và vùng bẹn
Khi thay đổi tư thế hay di chuyển đột ngột⚡ sẽ khiến vùng bụng dưới và bẹn bị đau, tuy nhiên cơn đau này sẽ không kéo quá lâu mà chỉ trong một thời gian ngắn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên nghỉ ngơi🛏️ hợp lý, chú ý tư thế ngồi đúng cách khi làm việc. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ👩⚕️ để nhận điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là vấn đề khá thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn này. Chính vì vậy, các bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống nhiều nước💧 và nếu gặp phải hiện tượng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt,...bạn cần đến khám bác sĩ👨⚕️ để điều trị kịp thời.
Khó thở
Bất cứ khi nào làm gì bạn cũng có thể đột nhiên bị khó thở😮, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…Để giảm triệu chứng này bạn nên nghỉ ngơi🛏️ đầy đủ, giữ cho vùng ngực và lưng thẳng.
Táo bón
Đây là một triệu chứng sẽ gây cảm giác không hề thoải mái chút nào cho các bà mẹ. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng táo bón việc bổ sung nhiều chất xơ🥦, thức ăn có tính mát, uống nhiều nước💧 hay vận động nhẹ nhàng là điều rất cần thiết.