post-title

Tiền sản giật khi mang thai

Tìm hiểu về tiền sản giật

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là hệ quả của huyết áp cao khi mang thai🤰 và các dấu hiệu hoạt động bất thường của hệ cơ quan (như Protein niệu – tình trạng bất thường lượng protein trong nước tiểu). 

Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần mang thai thứ 20 (thường trong 3 tháng cuối thai kỳ). Tiền sản giật xuất hiện trước tuần thứ 32 của thai kỳ🤰 được gọi là tiền sản giật khởi phát sớm. Tiền sản giật cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn hậu sản.

Những mẹ bầu nào dễ bị mắc tiền sản giật?

Hiện tại vẫn chưa rõ ràng về nguyên nhân gây ra tiền sản giật, tuy nhiên 🚨những phụ nữ mang thai lần đầu hoặc đã mắc tiền sản giật trong lần mang thai trước, hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc tiền sản giật thì có nguy cơ ⚠️mắc tiền sản giật cao hơn. 

Ngoài ra những thai phụ trong độ tuổi từ 40 trở lên🚨, có tiền sử tăng huyết áp mãn tính, có các vấn đề về sức khỏe như bệnh thận, đái tháo đường, hội chứng tăng đông máu, bệnh lupus, ⚠️béo phì… cũng dễ bị tiền sản giật hơn những thai phụ bình thường. Tiền sản giật cũng xuất hiện nhiều hơn ở những thai phụ mang đa thai hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).


Tiền sản giật có thể gây ra những hậu quả gì?

Đối với thai nhi

Đối với thai nhi, tiền sản giật trong thai kỳ có thể gây sinh non. 🚨Sinh non gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cho trẻ, trong đó có những biến chứng phải chung sống và điều trị nội khoa liên tục suốt đời. Những trẻ sinh quá sớm có thể tử vong⚠️.

Đối với mẹ bầu

Thai phụ mắc tiền sản giật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch💔 và bệnh thận cao hơn các thai phụ khác. Đặc biệt ở những người phải sinh non, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp.Tiền sử tiền sản giật làm tăng nguy cơ tiền sản giật⚠️ trong những lần mang thai sau. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân gây ra sản giật và hội chứng HELLP.


Làm sao để bảo vệ mẹ và bé khỏi tiền sản giật?

Phòng ngừa tiền sản giật

Để phòng ngừa tiền sản giật, cần xác định thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không, nếu có cần tìm ra các yếu tố nguy cơ. Phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp và có kế hoạch mang thai cần kiểm tra sức khỏe🩺 trước khi mang thai. 

Người thừa cân được khuyến cáo giảm cân trước khi mang bầu. Những phụ nữ mắc một số bệnh như tiểu đường🍬 thường được khuyên kiểm soát tình trạng bệnh trước khi mang thai.   

Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Nếu bị tiền sản giật không nghiêm trọng, thai phụ có thể theo dõi ở bệnh viện🏥 hoặc theo dõi ngoại trú (nhân viên y tế theo dõi sát sao tại nhà). Thai phụ có thể đếm số lần bé đạp trong ngày và đo huyết áp tại nhà, gặp nhân viên y tế👩‍⚕️ chăm sóc ít nhất một lần một tuần hoặc đôi khi là hai lần một tuần. 

Có thể sẽ sinh ở tuần thứ 37, hoặc sớm hơn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy em bé👶 không được khỏe. Nếu bị tiền sản giật nặng thường được điều trị ngay tại bệnh viện. Thai phụ từ tuần thứ 34 trở đi thường được khuyến cáo sinh bé ngay khi thể trạng ổn định. 

Có thể sử dụng Corticosteroids để thúc đẩy phổi bé trưởng thành. Ngoài ra, mẹ🤰 sẽ được kê thuốc hạ huyết áp và phòng ngừa co giật. Cần sinh nhanh nếu tình trạng của mẹ hoặc thai nhi 🚨chuyển biến xấu.