post-title

Hiểu đúng hơn về các cơn gò tử cung

Tìm hiểu về cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý) là gì?

Cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh👶 và rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ.

Cơn gò sinh lý kéo dài bao lâu?

Cơn gò sinh lý sẽ kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành cơn. Thai phụ🤰 sẽ không có cảm giác đau đớn nhưng sẽ cảm thấy căng tức vùng bụng dưới. 

Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột do tử cung chèn ép, không đáng ngại. Thai phụ có thể dùng 💊thuốc giảm co thông thường nếu thấy khó chịu.

Làm sao để phòng tránh hoặc giảm bớt cơn gò sinh lý?

Những cơn gò có tính chất như trên thường xuất hiện khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi nghỉ ngơi🛏️ hay thư giãn. Để giảm bớt cơn gò, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi (nằm nghiêng sang bên trái). 

Nếu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn, thai phụ nên đến bác sĩ👩‍⚕️ khám ngay vì có thể sẽ bị sinh non.


Cơn gò chuyển dạ đủ tháng

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng là gì?

Cơn gò chuyển dạ sau 37 tuần gọi là chuyển dạ đủ tháng. Cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu sắp sinh🤰 với các đặc điểm chung như đau vùng bụng dưới và thành cơn (10 phút/lần), cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất dày hơn, ra nhầy hồng âm đạo hoặc ra ối (vỡ ối).

Cơn gò chuyển dạ được chia làm 2 giai đoạn như sau.

Giai đoạn sớm trước chuyển dạ

Mức độ của các cơn gò trong giai đoạn này vẫn còn nhẹ nhàng, thai phụ🤰 sẽ có cảm giác căng chặt tử cung hay bụng dưới, kéo dài từ 30 - 90 giây. Những cơn gò này sẽ xuất hiện tăng dần đều về khoảng cách và cường độ, càng đến lúc chuyển dạ, cơn gò⚡ càng xuất hiện dày hơn, có thể xuất hiện 5 phút/lần.

Trong giai đoạn này, thai phụ nên lưu ý đến những dấu hiệu giúp nhận biết chuyển dạ thực sự như thấy chất nhầy hồng từ cổ tử cung do cổ tử cung mở rộng dần, thậm chí là vỡ ối🌊.

Chuyển dạ thực sự

Trong giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng từ 7 đến 10cm, cơn gò tử cung sẽ diễn ra liên tục và tính chất cơn đau⚡ tăng lên và kéo dài từ 60 đến 90 giây sau 30 giây đến 2 phút. Cơn gò có thể lan ra từ lưng ra trước bụng gây chuột rút ở chân và đau. Cơn gò thậm chí có thể diễn ra liên tục, chồng lên nhau để đẩy em bé👶 ra ngoài.

Khi chuyển dạ, cơn gò có thể làm thai phụ đau đầu, buồn nôn, nóng ran hoặc ớn lạnh, đầu bùng,... Thai phụ🤰 cần được nhập viện để được sinh nở an toàn, hạn chế tối đa các tai biến cho cả mẹ và bé.


Cơn gò chuyển dạ sinh non là gì?

Cơn gò tử cung xảy ra trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của sinh non🚨. Tính chất của cơn gò chuyển dạ sinh non tương tự với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Đó là xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian như mỗi 10 - 12 phút trong hơn 1 giờ, cảm giác căng chắt tử⚡ cung và bụng sẽ cứng hơn.

Nếu chưa đủ tháng mà xuất hiện cơn gò với tính chất nêu trên, thai phụ🤰 nên đến bệnh viện khám ngày, đặc biệt là nếu có kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối).


Mẹ bầu nên làm gì để giảm cơn gò tử cung khi mang thai?

Nếu là cơn gò Braxton-Hicks

Mẹ nên tắm bồn nước ấm🛀, tắm vòi hoa sen với nước ấm (chỉ nên tắm nhanh và lưu ý đến nhiệt độ nước) hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu.

Nếu có dấu hiệu của chuyển dạ

Bà bầu cần được nhập viện🏥 kịp thời, đặc biệt là trong trường hợp sinh non. Trong lúc đó, một số biện pháp như hít thở chậm và sau, uống một ly nước ấm có thể giúp giảm đau.