Nút nhầy cổ tử cung là gì, bị bong có sao không?
Nút nhầy cổ tử cung là gì?
Nút nhầy cổ tử cung là một tổ hợp những chất thải đặc sệt 💦 ngăn chặn việc mở cổ tử cung trong những tháng thai kỳ. Nút thường được tạo thành từ những protein kháng khuẩn, các hormone (estrogen, progesterone) và peptide (chuỗi amino axit). Từ đó tạo nên các khối kiến trúc⛓️ giúp hình thành và xây dựng protein ngay khi bắt đầu thụ thai.
Bong nút nhầy tử cổ cung sẽ gây ra vấn đề gì?
Bộ phận này hoạt động như một nút ngăn không cho vi khuẩn🦠 xâm nhập vào tử cung gây nhiễm trùng. Khi cơ thể mẹ chuyển dạ, thường là trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc vài tuần trước khi sinh🤰, sẽ xảy ra tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung.
Tuy nhiên, nếu như nút nhầy bị bong quá sớm thì có thể là dấu hiệu⚠️ của sinh non hoặc các vấn đề khác ở cổ tử cung.
Bong nút nhầy cổ tử cung có những dấu hiệu gì?
Trường hợp chưa bong nút nhầy cổ tử cung
Dịch âm đạo thường ít hơn và có sự thay đổi tương ứng với những thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ🤰 trong suốt quá trình mang thai. Màu sắc🌈 của dịch âm đạo khi chưa bong nút nhầy cổ tử cung thường có màu trắng đục⚪ hoặc trong suốt, đặc biệt dịch này thường lỏng và hơi có cảm giác dính.
Trường hợp bị bong nút nhầy cổ tử cung
Dịch âm đạo tiết ra với lượng rất nhiều, màu sắc của dịch cũng thay đổi từ trong suốt sang vàng🟡, xanh lá cây🟩, đôi khi có màu hồng nhạt🎀 và có lẫn một ít vệt máu🩸. Độ kết dính của dịch âm đạo khi có hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung thường đặc và keo hơn.
Trường hợp bị bong nút nhầy toàn bộ thì có thể quan sát được trực tiếp nút nhầy cổ tử cung bị bong ra có độ dài khoảng 4cm – 5cm. Nếu dịch âm đạo có màu vàng hay xanh lá cây, kèm theo mùi khó chịu bất thường thì có thể nhiễm trùng đã xảy ra bên trong cơ thể của mẹ bầu🤰.
Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến trường hợp này và theo dõi những triệu chứng kèm theo như ngứa quanh âm đạo, đau khi đi tiểu..., sau đó mẹ bầu cần đến cơ sở y tế🏥 trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bong nút nhầy cổ tử cung thường xảy ra vào thời điểm nào?
Vào 3 tháng cuối thai kỳ?
Nút nhầy cổ tử cung có thể bị bong 1 phần hoặc toàn phần và có khả năng tái tạo trở lại. Thông thường bong nút nhầy cổ tử cung sẽ xảy ra vào thời điểm⌛ cuối tam cá nguyệt thứ ba nhưng cũng có thể bị bong sớm hơn với những lý do như cổ tử cung phát triển không toàn vẹn khiến nút nhầy dễ bong hơn hoặc mẹ bầu🤰 gặp phải tình trạng sinh non.
Nếu sản phụ🤰 xuất hiện bong nút nhầy và đau lưng hay đau bụng lâm râm kèm theo tình trạng rỉ nước ối💧 trước thời điểm tuần thai thứ 37 thì cần lưu ý đến tình trạng chuyển dạ sớm, tránh nhầm lẫn sảy thai.
Bong nút nhầy cổ tử cung có thể xảy ra sớm hơn?
Đối với tình trạng cổ tử cung sản phụ không toàn vẹn thì bong nút nhầy thường diễn ra khi thai được 14 – 20 tuần tuổi với triệu chứng tiết dịch âm đạo💦 kèm theo đau bụng vùng hạ vị và những dấu hiệu của co thắt tử cung.
Mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Việc tiết dịch âm đạo có vệt máu🩸 có thể là dấu hiệu báo sảy thai. Vì thế, các mẹ bầu🤰 cần lưu ý quan sát dịch âm đạo, lượng máu chảy cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân thật kỹ lưỡng để có thể báo với bác sĩ👨⚕️ điều trị sớm nhất có thể, từ đó có hướng chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi bị bong nút nhầy cổ tử cung
Nếu bong nút nhầy cổ tử cung trước tuần thai thứ 36
Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của sản phụ🤰 và thai nhi👶, cũng như theo dõi tình trạng bong nút nhầy trong thời gian tiếp theo.
Nếu bong nút nhầy cổ tử cung sau tuần thai thứ 37
Nếu chỉ đơn thuần là tình trạng bong nút nhầy mà không có thêm những triệu chứng khác thì thai phụ🤰 cần theo dõi quá trình chuyển dạ sắp xảy ra. Cần lưu ý nếu những cơn co thắt tử cung diễn ra với tần số nhiều hơn, dịch âm đạo💦 cũng tiết nhiều hơn… thì cần báo với bác sĩ👩⚕️ điều trị để được tư vấn và theo dõi kỹ hơn trong thời gian này.