post-title

Những vấn đề mẹ thường gặp sau khi sinh bé

Những vấn đề về sức khỏe mẹ thường gặp phải sau sinh

Xuất huyết sau sinh

Mặc dù một số trường hợp chảy máu🩸 sau sinh là bình thường, các trường hợp chảy máu nặng hoặc xuất huyết xảy ra chỉ chiếm khoảng 2% các ca sinh. Đó thường là sau khi chuyển dạ trong một thời gian dài, sinh nhiều lần hoặc tử cung bị nhiễm trùng.

Xuất huyết🩸 sau sinh xảy ra do tử cung không co bóp bình thường sau khi nhau thai được đưa ra hoặc do mảnh nhau thai hoặc màng ối vẫn còn trong tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo. Ngay sau khi em bé👶 và nhau thai được đưa ra ngoài, mẹ sẽ được theo dõi để đảm bảo tử cung đang co bóp như bình thường. 

Nếu chảy máu🩸 nghiêm trọng, bác sĩ và các nhân viên y tế sẽ xoa bóp tử cung để giúp nó hoạt động bình thường hoặc bổ sung một loại hormone tổng hợp có tên là oxytocin để giúp kích thích các cơn co thắt tử cung. Bên cạnh đó, bác sĩ👨‍⚕️ có thể yêu cầu thực hiện kiểm tra vùng chậu để tìm nguyên nhân xuất huyết. Nếu mất máu quá nhiều, sản phụ sẽ được truyền máu.

Nếu xuất huyết🩸 xảy ra sau một hoặc hai tuần sau khi sinh, nó có thể được gây ra bởi một mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung. Nếu như trường hợp đó xảy ra thì các mô sẽ được phẫu thuật cắt bỏ.

Đau vùng chậu

Đối với những phụ nữ🤰 sinh thường đường âm đạo bị đau ở đáy chậu (khu vực giữa trực tràng và âm đạo) là khá phổ biến. Những mô mềm này có thể bị kéo căng hoặc rách trong quá trình sinh nở, khiến chúng sưng, bầm tím và đau nhức. Sự khó chịu này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn do thủ thuật cắt✂️ tầng sinh môn.

Sau khi sinh, cơ thể bắt đầu hồi phục và sự khó chịu sẽ giảm bớt. Hãy tự lau🧻 từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ trực tràng. Nếu ngồi🪑 không thoải mái, có thể sử dụng một chiếc gối để giúp giảm áp lực lên đáy chậu. Ngoài ra, sử dụng thuốc giảm đau (không sử dụng aspirin nếu đang cho con bú) cũng có thể đem lại hiệu quả.

Khi cảm thấy đau vùng chậu, các bài tập💪 cơ chậu có thể giúp phục hồi cơ âm đạo. Tuy nhiên, nếu vùng âm đạo bị đau nhiều hơn và kéo dài, hãy ngừng tập thể dục và báo cho bác sĩ👨‍⚕️ biết về tình trạng của bản thân.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu🩸 âm đạo là hiện tượng phổ biến trong vài tuần đầu sau khi sinh. Chất thải này gồm máu và phần còn lại của nhau thai, được gọi là lochia. Trong vài ngày đầu sau khi sinh con, dịch tiết ra có màu đỏ tươi và có thể bao gồm cả cục máu. 

Chất dịch sẽ chuyển dần dần sang màu hồng, rồi trắng hoặc vàng🟡 trước khi dừng hoàn toàn. Chất dịch màu đỏ tươi có thể quay trở lại vào các thời điểm khác, chẳng hạn như sau khi cho con bú hoặc tập thể dục🧗‍♀️ quá mạnh mẽ. Nhưng tình trạng chảy máu âm đạo này sẽ cải thiện sau 10 đến 14 ngày.


Những triệu chứng nhiễm trùng thường gặp sau khi sinh

Nhiễm trùng tử cung

Thông thường, nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trong khi sinh và bị tống ra khỏi âm đạo trong vòng 20 phút sau khi sinh🤰. Nếu các mảnh của nhau thai vẫn còn trong tử cung thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Nhiễm trùng túi ối (túi nước bao quanh em bé) khi chuyển dạ có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung sau sinh. Triệu chứng của nhiễm trùng là sốt cao🤒, nhịp tim đập nhanh, số lượng bạch cầu tăng bất thường, tử cung to và đau, tiết dịch💦 có mùi hôi. 

Khi các mô xung quanh tử cung cũng bị nhiễm trùng, sản phụ🤰 có cảm thấy đau và sốt một cách nghiêm trọng. Nhiễm trùng tử cung thường có thể được điều trị bằng tiêm💉 thuốc kháng sinh, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn như sốc do nhiễm trùng.

Nhiễm trùng vết mổ

Nếu vết mổ bị sưng đỏ hoặc chảy mủ thì phải gặp ngay bác sĩ👩‍⚕️ để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được gãi vết mổ, nếu ngứa nhiều thì có thể sử dụng kem🧴 dưỡng da để giảm bớt tình trạng này.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận có thể xảy ra nếu vi khuẩn🦠 lây lan từ bàng quang, bao gồm các triệu chứng như sốt cao, đau lưng hoặc đau bên hông, táo bón và đi tiểu đau. Khi bạn bị nhiễm trùng thận, bác sĩ thường chỉ định bạn tiêm💉 hoặc uống thuốc💊 kháng sinh. 

Ngoài ra, cần uống nhiều nước và được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu khi bắt đầu và kết thúc điều trị để sàng lọc những vi khuẩn còn lại. Nếu bạn bị sốt cao🤒, hãy báo ngay cho bác sĩ biết bởi đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh.


Những vấn đề về tuyến sữa thường gặp sau khi sinh

Sưng ngực

Khi sữa🍼 về (khoảng hai đến bốn ngày sau khi sinh), ngực có thể trở nên rất to, cứng và đau. Tình trạng sưng vú sẽ giảm khi mẹ cho con bú🤱 hoặc nếu không cho con bú trong khoảng 3 ngày thì cơ thể sẽ ngừng sản xuất sữa.

Có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách dùng một chiếc áo ngực hỗ trợ vừa vặn và chườm túi nước đá🧊 lên ngực. Nếu đang cho con bú🤱, mẹ có thể mát xa bầu ngực hoặc dùng máy hút sữa để giảm sự căng tức. 

Nếu không cho con bú thì không nên tắm nước nóng và vắt sữa🍼 bởi điều này sẽ chỉ khiến cơ thể mẹ sản xuất sữa nhiều hơn. Cũng có thể dùng thuốc💊 giảm đau để cải thiện tình trạng này cho đến khi nguồn sữa hoàn toàn cạn kiệt.

Nhiễm trùng ngực

Viêm ngực hoặc nhiễm trùng ngực thường được chỉ định bởi một khu vực đau, đỏ trên đầu ngực hoặc có thể toàn bộ bầu ngực. Nhiễm trùng vú có thể do vi khuẩn🦠 gây ra do căng thẳng, kiệt sức hoặc nứt núm vú. 

Các triệu chứng đi kèm có thể là sốt🤒, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa. Nếu mẹ gặp bất kỳ triệu chứng nào, cần báo ngay cho bác sĩ👨‍⚕️ để điều trị kịp thời. 

Viêm ngực không ảnh hưởng đến sữa mẹ mà quan trọng là cần nghỉ ngơi⛱️ và uống nhiều nước. Hãy dùng khăn ấm để chườm nhằm giảm bớt sự khó chịu đồng thời tránh tình trạng tắc tuyến sữa sau khi sinh. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng áo ngực👙 khi bị nhiễm trùng ngực.

Tắc tuyến sữa

Các tuyến sữa🤱 bị tắc, có thể gây đỏ, đau, sưng hoặc một khối u ở ngực, giống với tình trạng viêm ngực. Tuy nhiên, không giống như nhiễm trùng ngực, ống dẫn bị tắc không đi kèm với các triệu chứng giống như bệnh cúm.

Các nhân viên y tế👩‍⚕️ sẽ thực hiện mát xa ngực để giải quyết tình trạng tắc tia sữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện thì nên đến các cơ sở y tế🚑 để được điều trị.


Những biến chứng khác thường gặp sau khi sinh

Rạn da

Các vết rạn xuất hiện do làn da không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh của cơ thể mẹ khi mang thai🤰. Bụng là vị trí dễ bị rạn da nhất, sau đó là mông, ngực, hông, đùi, cánh tay💪.

Màu của vết rạn sẽ khác nhau ở mỗi bà bầu do sắc tố da của mỗi người không giống nhau, có người màu hồng nhạt, có người màu nâu đỏ, tím hay nâu sẫm. Dưỡng ẩm🧴 và thoa kem trị rạn da đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Bệnh trĩ và táo bón

Bệnh trĩ và táo bón có thể bị nặng thêm do áp lực của tử cung và thai nhi. Thuốc bôi và thuốc xịt không kê đơn, kèm theo chế độ ăn giàu chất xơ🥦 và chất lỏng🥣 có thể giúp giảm táo bón và sưng trĩ.

Không sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thụt mà không hỏi ý kiến bác sĩ👨‍⚕️, đặc biệt là nếu bạn đã phẫu thuật cắt tầng sinh môn hoặc có vết khâu ở vùng đáy chậu.

Đi vệ sinh không tự chủ

Việc đi tiểu🚾 không tự chủ, đặc biệt là khi cười, ho hoặc căng thẳng thường được gây ra bởi bàng quang giãn ra trong khi mang thai🤰 và sinh nở. Thông thường sau khi sinh một thời gian thì bàng quang sẽ trở lại bình thường. 

Bên cạnh đó, có thể sử dụng miếng lót bảo vệ khi không thể tự chủ nhu cầu vệ sinh của bản thân. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc💊 nhằm giải quyết tình trạng này. Nếu bị đau, nóng rát, hoặc đi tiểu khó chịu hãy báo ngay cho bác sĩ👩‍⚕️ bởi đây là dấu hiệu nhiễm trùng bàng quang.

Rụng tóc

Rụng tóc👩‍🦲 sau sinh thường kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Khi mang thai, hormone tăng cao và tình trạng rụng tóc chưa thực sự đáng lo ngại. 

Tuy nhiên vài tháng sau khi sinh, nhiều phụ nữ bắt đầu cảm thấy lo sợ😟 khi họ nhìn thấy tóc rụng với tốc độ đáng báo động. Nhưng hiện tượng này cũng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau sinh nên không cần lo lắng quá.

Khó khăn khi quan hệ tình dục

Sau khi sinh, cần khoảng từ bốn đến sáu tuần (ít hơn nếu bạn không phẫu thuật cắt bỏ tầng sinh môn) để âm đạo trở lại bình thường. Sau khi sinh mổ, bác sĩ👩‍⚕️ sẽ khuyên không nên quan hệ tình dục ít nhất là 6 tuần sau sinh.

Nhiều phụ nữ có thể cảm thấy khó khăn khi quan hệ tình dục, thậm chí đau đớn, cho đến ba tháng sau khi sinh, đặc biệt đang trong thời gian cho con bú🤱. Vì cho con bú làm giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, âm đạo có thể bị khô một cách bất thường. Hãy sử dụng chất bôi trơn🧴 để giảm bớt tình trạng khó chịu. 

Ngay cả sau khi cơ thể lành lại, phụ nữ có thể không còn cảm thấy hứng thú khi quan hệ tình dục như trước khi sinh em bé. Kiệt sức😔 về thể chất kèm theo những mối lo mới và những thay đổi về cảm xúc có thể khiến phụ nữ mất đi ham muốn tình dục. Hãy chia sẻ cảm xúc với bạn đời👨‍👧 để có thể cảm thông và thấu hiểu cho nhau.


Trầm cảm sau sinh là vấn đề rất đáng lo ngại

Hầu hết phụ nữ đều trải qua chứng trầm cảm sau khi sinh con. Sự thay đổi nồng độ hormone, kèm theo đó là việc chăm sóc trẻ👶 sơ sinh không phải là điều dễ dàng khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng, choáng ngợp hoặc thậm chí là tức giận😠. Đối với những người bị trầm cảm ở mức độ nhẹ thì tình trạng này sẽ kết thúc trong vòng vài tuần sau sinh.

Trầm cảm kéo dài hơn hoặc trở nên nặng hơn sau khi sinh được gọi là trầm cảm sau sinh (PPD). PDD ảnh hưởng từ 10% đến 20% phụ nữ👩 vừa mới sinh con. PPD thường biểu hiện rõ ràng trong hai tuần đến ba tháng sau khi sinh, bao gồm các dấu hiệu như cảm giác lo lắng hoặc tuyệt vọng. 

Thiếu ngủ, thay đổi hormone và đau đớn về thể xác sau khi sinh con đều là nguyên nhân gây nên PPD, khiến một số phụ nữ cảm thấy nặng nề khi ở vai trò mới. Họ khó có thể vượt qua cảm giác cô đơn, sợ hãi😨 hoặc thậm chí là cảm giác tội lỗi.

Để điều trị trầm cảm sau sinh, các sản phụ cần sự giúp đỡ từ những người thân👪 trong gia đình, bạn bè. Chia sẻ cảm xúc của bạn với họ và nhờ họ giúp đỡ chăm sóc trẻ. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ👨‍⚕️ để được điều trị kịp thời. 

Đối với những chị em bị trầm cảm sau sinh, kèm theo ý nghĩ chán ghét chính đứa con của mình, muốn tử tự🗡️, thường gặp ảo giác hoặc hành vi trở nên bất thường thì cần được can thiệp y tế🚑 ngay lập tức.