Chế độ dinh dưỡng nào là hợp lý cho mẹ bầu?
Quá trình mang thai🤰 của mẹ suốt 9 tháng 10 ngày trải qua biết bao nỗi vất vả và khó khăn, mẹ luôn mong muốn em bé👶 sẽ phát triển khỏe mạnh. Khi mang thai thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi để nuôi thêm một cơ thể khác.
Tuy vậy, điều này không có nghĩa là mẹ cần ăn thật nhiều, thật bổ cho "hai người". Thay vào đó, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng🥙 thai kỳ khoa học, hợp lý và tránh những hiểu lầm dưới đây.
Quan niệm ăn uống nào là sai lầm trong 3 tháng cuối thai kỳ?
“Ăn cho 2 người khi mang thai nghĩa là mẹ bầu phải ăn gấp đôi”
Hầu hết các mẹ bầu khi mang thai một em bé👶 chỉ cần bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình 340 calo ở 3 tháng giữa thai kỳ. Một gợi ý nhỏ để bổ sung lượng calo này là thêm vào chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai khoảng 120ml sữa🥛 và một nửa cái bánh sandwich🥪 bơ đậu phộng mỗi ngày.
Khi mẹ bầu bước sang giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lượng calo mẹ cần tăng thêm trong chế độ ăn hàng ngày của mình là 450 calo. Để có lượng calo này, mẹ hãy thêm vào thực đơn mỗi ngày của mình 28gr phô mai🧀, 8 bánh ngũ cốc nguyên hạt, 1 ly nước ép nho🍇 và 180ml sữa🥛 nhé.
Mẹ bầu hãy đảm bảo cơ thể mình được đáp ứng lượng calo cần thiết trên bằng những thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như trái cây rau củ🥬, sữa và sữa chua không chứa chất béo, protein từ thịt nạc🥩 để tránh hấp thụ calo rỗng, là những thực phẩm chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng.
“Loại bỏ cá trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn thực phẩm”
Sự thật là nhiều loại hải sản🐟 là nguồn cung cấp dồi dào dưỡng chất DHA, một loại axit béo omega 3. Đây là chất có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi về mặt trí não và thị giác👁️ đấy.
Nếu mẹ bầu đang lo lắng rằng mình có thể sẽ hấp thụ phải lượng thủy ngân trong một số loại cá, thì cá hồi và cá rô phi🐠 là những lựa chọn an toàn. Mẹ bầu có thể thưởng thức hai loại cá trên những 2 lần trong một tuần đấy. Bên cạnh đó, các loại cá như cá kiếm, cá thu🐟... là một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà mẹ bầu cần biết để tránh nhé.
Hãy đảm bảo rằng mẹ đã bổ sung đủ hàm lượng DHA quan trọng trong chế độ ăn khi mang thai của mình mẹ bầu🤰 nhé. Các chuyên gia khuyên các mẹ mang thai và cho con bú hãy bổ sung 200mg DHA vào thực đơn mỗi ngày của mình.
“Hạn chế uống nước để tránh tình trạng đi tiểu thường xuyên và tránh tích nước trong cơ thể”
Mặc dù hiện tượng đi tiểu🚾 thường xuyên có thể gây cho mẹ bầu cảm giác phiền toái, nhưng đó thực chất là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong thai kỳ. Nguyên nhân là do sự tăng áp lực từ em bé👶 lên bàng quang của mẹ. Do vậy, việc mẹ phải đi tiểu nhiều khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu nên hạn chế uống nước.
Ngược lại, phụ nữ mang thai cần tăng cường lượng nước🌊 cho cơ thể nhiều hơn những người không mang thai. Vì những dưỡng chất sẽ được truyền từ mẹ sang bé thông qua nước trong máu của mẹ.
Mẹ bầu hãy uống 10 cốc nước🥛 mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng nước cần có cho cơ thể hai mẹ con trong giai đoạn mang thai. Lượng nước này cũng bao gồm các loại đồ uống khác như nước trái cây🥤 mẹ nhé.
“Phải luôn ăn khi có cảm giác thèm ăn vì cảm giác thèm ăn mách bảo cơ thể mẹ đang cần những gì”
Trên thực tế, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy cảm giác thèm ăn🥞 là tín hiệu của những điều cơ thể mẹ đang cần. Và nếu cơn thèm ăn của mẹ không đơn thuần là đối với thực phẩm, mà còn đối với những thứ khác hơn như nước đá, đất sét, và cát... có thể đó là tình trạng của hội chứng pica. Nếu xuất hiện tình trạng này, cần đi gặp bác sĩ👨⚕️ ngay.
Mẹ có thể thỏa mãn cơn thèm ăn của mình với những thức ăn🌭 yêu thích. Chỉ cần mẹ luôn đảm bảo được đó là những lựa chọn thực phẩm lành mạnh đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé yêu👶 trong bụng.
“Tất cả các chất béo đều không tốt cho phụ nữ mang thai và bà bầu cần tránh tiêu thụ chất béo”
Nhiều loại chất béo thực sự không tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số chất béo có lợi mà mẹ bầu có thể dung nạp cho cơ thể của mình từ các thực phẩm như quả bơ🥑, các loại hạt, các loại hải sản🦑 chứa hàm lượng thủy ngân không đáng kể và dầu ô liu. Chất béo có nguồn gốc omega 3 có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển trí não🧠 của thai nhi.
Cùng với đó, mẹ bầu cần tránh dung nạp chất béo bão hòa, chất béo này có nhiều trong các thực phẩm như bơ, khoai tây chiên🍟, và bánh quy🍪. Cách dễ dàng nhất để mẹ bầu có được chất béo có lợi bằng cách bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày của mình 200 mg DHA, một loại chất béo nguồn gốc omega 3 quan trọng trong hành trình mang thai🤰.