post-title

Những kiểm tra cần làm trước khi mang thai

Mục đích của việc khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là gì?

Khám sàng lọc trước khi mang thai là các xét nghiệm cần được thực hiện để kiểm tra🩺 sức khỏe di truyền của cả người cha và người mẹ trước khi mang thai. Khám sàng lọc nhằm xác định sớm các bất thường về sức khỏe của cha, mẹ có thể di truyền🧬 cho con cái, gây ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như trẻ👶 sau khi sinh. 

Việc này cũng tạo tiền đề cho các bác sĩ👨‍⚕️ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh💪. Nhờ đó, ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân.

Sau khi khám sàng lọc, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng🥙 và loại thuốc💊 sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai và có một thai kỳ hoàn hảo.


Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai

Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm cha

Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình👪. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục, chụp X-quang tim phổi, siêu âm bẹn bìu. 

Ngoài ra còn phải làm các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu🩸 và xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm🧑‍⚕️ các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cuối cùng là sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.

Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm mẹ

Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám🩺 tổng quát cơ quan sinh dục, khám và siêu âm vú. 

Mẹ cũng cần tiến hành khám phụ khoa để phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ🤰 và thai nhi👶 trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung,...

Chụp X-quang tim phổi và siêu âm ổ bụng để đánh giá về hình thái học và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,... Khám nha khoa🦷 để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nếu khi mang thai🤰 bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non

Đo điện tâm đồ nhằm phát hiện các bệnh lý tiềm tàng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,...Làm các xét nghiệm🩺 cơ bản như xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu🩸 và xét nghiệm nước tiểu. 

Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra nhóm máu, kiểm tra xem có mắc bệnh thiếu máu, bất thường tế bào máu,... hay không. Xét nghiệm sinh hóa máu🩸 để chẩn đoán xác định xem có mắc bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về chức năng gan, thận không. 

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu hoặc các vấn đề khác. Xét nghiệm🧑‍⚕️ nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp (tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi).

Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ. Xét nghiệm sàng lọc các loại virus🦠 HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B,...Và xét nghiệm sàng lọc một số di truyền🧬 nhiễm sắc thể.