post-title

Mẹ bị táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vì sao mẹ bầu bị táo bón trong khi mang thai?

Chứng táo bón thai kỳ là gì?

Táo bón🚽 thai kỳ là hiện tượng thường gặp khi mang bầu bởi lúc này dạ dày và hệ thống đường ruột bị chèn ép dẫn tới rối loạn chức năng tiêu hóa. Chứng táo bón có thể khiến mẹ🤰 bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, bé sinh ra có thể nhẹ cân, còi cọc. 

Thậm chí, nếu mẹ dùng lực💪 quá mạnh khi đi vệ sinh trong thời gian dài, dễ gây sảy thai, sinh non. Ngoài ra, khi các chất độc, chất thải🛢️ bị tích tụ lâu trong ruột mà không được đào thải ra ngoài sẽ bị hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chứng táo bón thai kỳ thường dễ xảy ra vào khoảng thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi😫, ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn đẩy lùi nỗi lo táo bón bằng một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục🏋️‍♀️ đều đặn.

Nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón là gì?

Khi mang thai🤰, hormone của mẹ thay đổi, đặc biệt là sự tăng tiết progesterone gây cản trở chức năng của hệ tiêu hóa, giảm nhu động ruột, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài cơ thể kém hơn. Thời gian đầu mang thai, mẹ thường cẩn thận, giữ gìn, ít vận động, hạn chế đi lại🚶‍♀️, khiến vấn đề táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. 

Một số mẹ bầu bị nghén nặng, không ăn uống được nhiều hoặc ăn quá ít chất xơ🥗, không đủ nhu động ruột di chuyển chất thải. Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt và canxi🥛, đây cũng là một trong những lý do gây nên hiện tượng táo bón.

Ngoài ra, mẹ bầu bị táo bón🚽 còn có thể do một số nguyên nhân khác như việc nôn nghén quá nhiều, làm giảm lượng nước tuần hoàn trong cơ thể, một số thực phẩm như phô mai🧀, sữa, thịt đỏ🥩,... cũng làm trầm trọng hóa vấn đề táo bón. 

Nếu bị táo bón quá nặng, mẹ bầu có thể cần phải dùng các thuốc💊 có chất làm mềm phân💩 vì chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo lời khuyên của bác sĩ👨‍⚕️ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.


Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Bệnh táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của các mẹ bầu mà còn khiến mẹ bị chướng bụng, đầy hơi, khó chịu😩, mỏi mệt, chán ăn, ăn không tiêu, ợ hơi,... Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, em bé👶 sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, những chất độc hại tích tụ lâu trong ruột không được đào thải ra bên ngoài có thể ngấm vào máu🩸, gây hại cho em bé, gây dị tật bẩm sinh, hoặc nguy hiểm hơn là thai chết lưu. 

Về lâu dài, nếu tình trạng táo bón của chị em không được cải thiện thì rất dễ khiến mẹ bầu mắc phải các bệnh lý😷 như trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng,... cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì vậy, ngay khi có những triệu chứng của bệnh táo bón, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống🥙 và vận động🏄‍♀️ để hạn chế rủi ro cho cả mẹ và bé.