post-title

Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ

Một số tình trạng răng miệng hay gặp ở phụ nữ mang thai

Viêm lợi  

Viêm lợi là kết quả của sự thay đổi nội tiết làm tăng đáp ứng quá mức của mô lợi với vi khuẩn🦠. Rất nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa viêm nha chu của mẹ và kết quả mang thai. 

Một tổng quan của 23 nghiên cứu đánh giá hệ thống được thực hiện năm 2016 đã kết luận về mối quan hệ của viêm nha🦷 chu và sinh non, trẻ thiếu cân, tiền sản giật. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mối liên quan giữa viêm nha chu và kết quả thai kỳ, tuy nhiên nếu viêm nha chu diễn tiến trong thai kỳ🤰 thì việc điều trị lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt thân-chân răng được công nhận là an toàn để thực hiện.

Sâu răng

Sâu răng có thể xảy ra do sự thay đổi của chế độ ăn uống như ăn vặt🍟 thường xuyên, Ngoài ra còn có thể là do tăng acid trong miệng do nôn, khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém do buồn nôn🤢 và nôn nhiều.

U lợi

U lợi là tổn thương tăng sinh ở mô lợi, có thể phát triển do thay đổi nội tiết trong thời gian mang thai🤰. Mẹ bầu cũng nên chú ý tới triệu chứng này.

Mòn răng

Mòn răng🦷 có thể xuất phát từ nôn nhiều do ốm nghén. Thai phụ nên được khuyến khích tránh đánh răng ngay sau khi nôn. Thay vào đó, nên lựa chọn súc miệng bằng dung dịch pha loãng 1 cốc nước🌊 với 1 thìa cafe baking soda để trung hoà acid.


Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng cho phụ nữ mang thai

Vệ sinh răng miệng

Hãy đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm trong 2 phút, sử dụng cùng với kem đánh răng chứa Fluor. Thay bàn chải mỗi 3 đến 4 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ, mòn vì khi lông bàn bị xơ, mòn thì hiệu quả làm sạch🧼 răng sẽ suy giảm, và có thể gây kích thích lợi.

Mẹ bầu nên làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ thức ăn🍝 và mảng bám giữa các kẽ răng và một phần cổ răng dưới lợi. Nếu xác định cần liệu pháp bổ sung Fluor tại chỗ để giảm thiểu ảnh hưởng của sự mòn răng🦷 thì bôi varnish Fluor có thể được ưu tiên hơn liệu pháp áp gel Fluor do gây buồn nôn.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cần có chế độ ăn uống lành mạnh đa dạng, cân bằng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như ngũ cốc, rau🥗, hoa quả🍓, thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, chất béo… Nên hạn chế ăn vặt vì những thức ăn hoặc đồ uống có chứa đường🍬 sẽ khiến các vi khuẩn trong miệng sẽ giải phóng acid tác động đến răng, tăng nguy cơ phát triển sâu răng.

Mẹ nên làm gì để giữ gìn sức khỏe răng miệng từ trước khi mang thai?

Tốt nhất mẹ hãy đến khám nha sĩ ngay khi có kế hoạch mang bầu🤰 để phòng và điều trị các bệnh răng miệng trước khi có nguy cơ tiến triển nặng hơn trong quá trình mang thai như viêm lợi, sâu răng🦷, viêm tủy răng, răng khôn có nguy cơ biến chứng,.. Việc này nhằm giảm thiểu những can thiệp y tế🔪 trong quá trình mang thai.