Nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở bà bầu
Thay đổi lượng hormone trong cơ thể
Khi bắt đầu mang thai🤰, cơ thể của bà bầu có sự thay đổi trong việc tiết các loại hormone. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự co bóp cũng như tiết💧 các axit dịch vị trong dạ dày và gây nên các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Chế độ ăn uống bất thường
Bà bầu thường thèm ăn🍟 đủ thứ khi đang trong thai kỳ. Điều này dẫn tới việc ăn nhiều bất thường hoặc ăn những món ăn lạ trong thời kỳ mang thai.
Quá nhiều thức ăn🍲 hoặc những loại đồ ăn lạ được đưa vào dạ dày cùng một lúc sẽ khiến dạ dày tiết ra không đủ axit dịch vị để tiêu hóa lượng thức ăn này. Lượng thức ăn🌮 chưa được tiêu hóa sẽ tiếp tục đọng lại trong dạ dày gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Kích thước tử cung thay đổi
Khi bắt đầu mang thai cũng là lúc tử cung của phụ nữ sẽ to dần theo kích thước của thai nhi👶. Tử cung giãn ra sẽ lấn áp các bộ phận còn lại, đặc biệt là ruột. Lúc này ruột sẽ sinh ra các khí gas khiến bà bầu🤰 bị đầy hơi.
Bà bầu cần làm gì khi bị đầy hơi, chướng bụng khi mang thai?
Thay đổi chế độ ăn cho phù hợp
Thay vì 3 bữa như bình thường, bà bầu có thể chia thành 5,6 bữa để lượng thức ăn🥗 hấp thụ mỗi lần cân bằng hơn và cũng không khiến dạ dày “quá tải” trong việc tiêu hóa. Khi ăn nên ăn chậm nhai👄 kỹ để thức ăn khi xuống dạ dày được tiêu hóa dễ dàng hơn.
Cố gắng hạn chế những thực phẩm khó tiêu như đồ chua, cay, đồ chiên🍔 nhiều dầu mỡ,… hoặc những loại thực phẩm gây ra khí ga trong bụng như táo🍎, bắp cải,… Nếu quá thèm và muốn ăn những loại thực phẩm này thì hãy ăn từng ít một, chia làm nhiều lần.
Sau khi ăn xong có thể uống một ít nước gừng nóng♨️để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời bà bầu nên thường xuyên ăn sữa chua🍨 hoặc men vi sinh để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng
Sau khi ăn xong bà bầu bị chướng bụng đầy hơi thường nằm🛌 nghỉ liền. Điều này không hề tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy nên hãy đứng hoặc đi bộ🚶♀️ nhẹ nhàng để thức ăn có thể tiêu hóa một cách tốt hơn.
Không chỉ sau khi ăn xong mà mỗi ngày bà bầu🤰 đều nên đi dạo khoảng 45-60 phút để hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh. Massage bụng 15-20 phút trước khi đi ngủ😴 cũng là một hành động tốt cho hệ tiêu hóa nên được bà bầu thực hiện mỗi ngày.
Tập lối sống lành mạnh
Những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích🍺 (bia, rượu, cà phê, thuốc lá,..) nên được giảm từ từ và bỏ hoàn toàn trong thời kỳ mang thai. Cân bằng thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc🖥️ quá sức hay suy nghĩ tích cực, luôn giữ tâm trạng sảng khoái cũng là một trong những cách để không chỉ tăng hiệu quả làm việc của hệ tiêu hóa mà còn tăng sức đề kháng của cơ thể bà bầu🤰.