post-title

Hiện tượng gắt ngủ dữ dội của bé

Gắt ngủ là hiện tượng bé quấy khóc trước khi ngủ hoặc khi thức dậy giữa giấc, bé có thái độ gắt gỏng và khó chịu. Bố mẹ cảm thấy căng thẳng và lo lắng, nhất là những người lần đầu làm bố mẹ.


Nguyên nhân dẫn đến gắt ngủ?

🕰️ Không có lịch sinh hoạt cụ thể 

Vào những tháng đầu đời, đồng hồ sinh học của bé không giống người lớn, bé thường ngủ nhiều nhưng mỗi lần ngủ thường ngắn và không sâu.⏱️ Vì vậy, bé rất hay tỉnh giấc và bị gắt ngủ. Bé trong giai đoạn bú mẹ nhanh đói và tỉnh giấc, khó ngủ lâu.💤 

🤩 Bé quá kích thích trước khi đi ngủ

Một số bé nhận biết nhu cầu cũng như đáp ứng lại việc dỗ dành rất dễ dàng.🤩 Nếu bé rất nhạy cảm với kích thích, thay đổi môi trường, ánh sáng, âm thanh, bé phản ứng rất dữ dội với những điều bé không thích hoặc khi bé chưa được đáp ứng nhu cầu, bố mẹ sẽ cần rất nhiều thời gian để dỗ dành, thời gian gắt ngủ cũng dài hơn.👪 

Môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng động cũng là dấu hiệu cho bé biết mình sẽ được đi ngủ.🔇 Những tiếng cười đùa, kích thích quá mức trước khi ngủ sẽ làm bé khó đi vào giấc ngủ.🤫

🤒 Cơ thể bé không khỏe 

Khi cơ thể đang phát triển, như khi bé mọc răng, cơ thể thiếu canxi. Nhiều bé trong trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp, dị ứng hoặc hệ tiêu hóa có vấn đề, bé sẽ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn.🤒 Thiếu vitamin D cũng dẫn đến tình trạng thiếu canxi, làm bé hay khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, đêm khóc dữ dội.💊

😴Bé quá buồn ngủ

Bố mẹ không nhận ra tín hiệu bé đã quá mệt và buồn ngủ, không cho bé đi ngủ sớm khi bé có nhu cầu. Bé quá buồn ngủ, không được ngủ đúng lúc và đủ giấc dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu và gắt ngủ.😴 Không phải bé nào cũng có thể ngủ khi cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt, đôi lúc bé cần bố mẹ dỗ dành ru vào giấc ngủ.😪

😪 Bé ngủ không đủ giấc

Khi bé đang ngủ say nhưng bị tỉnh dậy bởi bất kì nguyên nhân nào, bé bị tỉnh giấc khi chưa ngủ đủ sẽ gắt gỏng, khóc lóc và không chịu chơi.😠 Nguyên nhân có thể do lúc vào giấc mẹ cho ti, bế ru, rung lắc để ngủ.👐

😷Bé bị đầy bụng

Nhiều mẹ để bé ti ngủ, khi bé ti nếu mẹ nhiều sữa sẽ làm bé no trong khi bé vẫn chưa ngủ được. Bé dù no nhưng vẫn ti tiếp để ngủ sẽ làm bé khó chịu, đầy bụng và gắt ngủ dữ dội.😷 Khi đó, nên vỗ bé để bé ợ hơi bớt đầy bụng rồi cho bé ngủ tiếp.👩

😔Bé cảm thấy lạc lõng hoặc gặp ác mộng

Mẹ thường đợi bé ngủ say rồi đặt bé xuống giường. Khi bé chuyển giấc ở giữa chu kì REM và NREM kéo dài 20-40 phút, bé có thể tỉnh dậy và thấy lạc lõng, bất an và cô đơn khi môi trường bị thay đổi. Lúc này, bé sẽ òa khóc và gắt ngủ dữ dội.😔 


Cách khắc phục tình trạng gắt ngủ

⏲️ Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ

Trong những tháng đầu, bé sẽ ngủ hầu hết mọi thời gian trong ngày.⏲️ Bố mẹ cần lên lịch sinh hoạt cụ thể, điều chỉnh giờ cho bé bú, cũng như nhận ra dấu hiệu bé mệt buồn ngủ như ngáp, mắt lờ đờ để lập tức cho bé đi ngủ.⏱️

Tạo môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng động để bé nhận ra tín hiệu đến giờ ngủ.🕶️ Môi trường có nhiệt độ thích hợp, thoáng đãng sẽ giúp bé ngủ sâu hơn và khó tỉnh dậy hơn. Không gian thư giãn cho trẻ giúp bé tiết ra hormone điều chỉnh chu kì ngủ của bé.💤 

🤗Vỗ về, an ủi bé

Bé thường hay có cảm giác bất an, lạc lõng khi có ác mộng hoặc cảm nhận sự thay đổi. Khi đó, bố mẹ hãy ôm bé vào lòng, vỗ về, vuốt ve để bé cảm thấy bớt căng thẳng và an tâm hơn.🤗 

Thay vì để bé ngủ trên tay, nhận thấy bé có dấu hiệu sắp chìm vào giấc ngủ nên đặt bé xuống giường luôn để tránh sự thay đổi vị trí ngủ sau đó và giúp bé dễ ngủ, quen ngủ ở giường hơn.🛏️

☀️ Cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên

Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp cơ thể bé tổng hợp được vitamin D, giúp bé ngủ ngon hơn và ít gắt ngủ hơn.⛅ Nhu cầu vitamin D của bé là 400UI một ngày. Phơi nắng bé từ 15-20 phút sẽ giúp bé hấp thụ đủ vitamin D cần thiết.☀️

Ngoài ra, để bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp bé nhận biết ngày và đêm, thiết lập nhịp sinh học. Cơ thể bé sản xuất ra hormone melatonin vào đúng thời điểm trong chu kì giấc ngủ sinh học của bé.😴

🥄Không cho bé ăn quá no vào buổi tối

Bé không nên ăn quá no, hoặc ăn đồ ăn giàu năng lượng quá nhiều vào buổi tối.🍼 Khi ăn quá no làm bé chướng bụng, khó chịu, khó ngủ, dẫn tới bé quá mặt và cáu gắt. Đồ ăn giàu năng lượng còn làm bé quá phấn khích, khó đi vào giấc ngủ, cũng khiến bé ngủ muộn hơn và mệt mỏi, khó chịu hơn ngày hôm sau.🍲

☮️ Không rung lắc ru ngủ bé

Nhiều mẹ thường nghĩ ru ngủ bằng cách rung lắc sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Nếu bé quấy khóc nhiều quá, rung lắc nhẹ nhàng là một cách ru ngủ giúp bé bình tĩnh hơn, nhưng giấc ngủ của bé sẽ không sâu và bé dễ tỉnh dậy giữa giấc.😌 Bố mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về bé, không có quá nhiều chuyển động giúp bé đi sâu vào giấc ngủ hơn.😌