post-title

Hút mũi cho bé tại nhà

Bé còn nhỏ thường xuyên gặp vấn đề về hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi, khó thở do đờm và chất nhầy tắc bên trong mũi. Việc hút mũi làm thông thoáng mũi giúp bé thở dễ dàng hơn.


Vì sao cần hút mũi cho bé?

👃 Hệ miễn dịch chưa phát triển

Hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện. Khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây hại của bé còn non yếu nên bé nhiễm các bệnh về nhiễm khuẩn, điển hình là các bệnh về hô hấp.😤 

👃 Sự xuất hiện của đờm

Các chứng bệnh hô hấp làm bé nghẹt mũi đa phần do đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở khoang đường thở.👃 Đờm hay xuất hiện trong cuống phổi, cây phế quản, xoang mũi khiến cho đường thở của bé bị tắc nghẽn.😮‍💨 

Quá nhiều đờm làm giảm sự lưu thông không khí vào trong các phế nang khiến trẻ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp. Bé không thể tự bản thân loại bỏ đờm nên bố mẹ cần phải giúp trẻ lấy lại sự hô hấp của cơ thể.👩‍👧


Các cách hút mũi hiện nay

👃 Dùng nước muối sinh lý

Đưa nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé làm loãng chất nhầy mũi.💧 Đặt đầu bé nghiêng về một bên rồi nhỏ từ từ 1-2 giọt vào mũi, cố gắng giữ nước muối trong mũi bé khoảng 10 giây. 

Đợi 2-3 phút giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu hơn vào mũi. Lặp lại việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý đến khi bé không còn thở khò khè. Hiện tượng nghẹt mũi sẽ giảm dần và bé có thể tự thở dễ dàng hơn.😮‍💨   

Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống bơm bịt kín mũi bé. Mẹ nhẹ nhàng thả tay cầm để tạo lực hút chất nhầy ra ngoài.💉

👃 Hút mũi bằng dụng cụ

Để đầu vòi lớn của dụng cụ vào mũi bé, đầu thon của dụng cụ được nối với ống hình trụ dài là nơi chứa chất nhầy từ mũi bé.💉  

Mẹ đặt lên miệng👃 và hút đầu còn lại của dụng cụ. Số lượng chất nhầy hút ra được phụ thuộc vào lực hút của mẹ. 

Sau khi hút mũi cho bé mẹ cần vệ sinh lại mũi và rửa sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý, nước ấm và dung dịch sát khuẩn.💧  


Lưu ý khi hút mũi cho bé

Vì niêm mạc vùng mũi của bé rất mỏng và dễ tổn thương, khi thực hiện hút đờm trong mũi bé mẹ cần phải nhẹ nhàng và thực hiện đúng cách để hạn chế gây xây xát trong mũi bé.👃 

Dụng cụ hút mũi cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.💧  

Không thực hiện hút chất nhầy mũi quá 3 lần một ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và khiến bé dễ mắc bệnh về đường hô hấp.🙅‍♀️