Rất nhiều bé thích tắm vì được nghịch nước và cảm giác sạch sẽ dễ chịu sau khi tắm. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể tắm cho bé được. Nếu mẹ tắm cho bé vào thời điểm không thích hợp, mẹ dễ gây ra cho bé những tổn thương không ngờ tới.
Thời điểm mẹ tuyệt đối không được tắm cho bé
💉 Sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm phòng vắc xin💉, trên da bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu cho bé tiếp xúc với nước ngay vi khuẩn🦠 có trong nguồn nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, lở loét và sưng tấy cho vùng tiêm. Mẹ lưu ý cho bé nghỉ ngơi vài tiếng, hoặc cách ngày sau mới cho bé tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.😪
👶 Bé đang bị tổn thương da
Khi bé bị mắc tổn thương ngoài da bao gồm viêm da, chốc lở, mụn nhọt rất dễ bị lan rộng và tổn thương nặng hơn khi nước dính vào.💧 Mẹ nên chờ vết thương khô rồi tắm cho bé để hạn chế nhiễm trùng và bệnh lây lan.
🍼 Sau khi bé ăn no
Sau khi bé ăn no, dạ dày bé đang co bóp, nhào trộn để tiêu hóa thức ăn.🍼 Nếu mẹ cho bé tắm ngay, các mạch máu giãn nở làm máu đổ dồn về vùng da nhiều hơn trong khi máu cần được lưu thông đến hệ tiêu hóa, làm việc hấp thụ dinh dưỡng của bé khó khăn hơn.🩸 Mẹ nên tắm cho bé sau khi ăn từ 1-2 giờ.
🤒 Khi bé bị cảm lạnh, sốt
Nếu như bé bị cảm lạnh, có hiện tượng sốt, tắm cho bé sẽ làm lỗ chân lông của bé rộng ra, không khí lạnh dễ dàng xâm nhập khiến bé sốt nặng hơn.🤒
Tắm cho bé như thế nào để đúng cách
🛀 Tần suất tắm cho bé
Tắm là việc cần thiết và phải làm hàng ngày cho những bé ưa vận động.🚿 Thời gian tắm hợp lý cho bé là từ 10h-10h30 sáng hoặc 13-16 giờ chiều. Mẹ không nên tắm cho bé quá 5 phút bé dễ bị nhiễm lạnh.
🛀 Sữa tắm cho bé
Da của bé có màng mỏng bảo vệ da nên tuyến bã nhờn tiết ra ít hơn so với người lớn nên mẹ chỉ cần vệ sinh cơ thể bé bằng nước sạch. Nếu mẹ dùng sữa tắm cho bé, mẹ nên dùng sữa tắm lành tính, chuyên dụng, có chiết xuất từ thiên nhiên dành riêng cho bé.🧼