post-title

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng thường gặp vì bé đang bước vào thời kì ăn dặm và có những thay đổi về nhận thức và hoạt động thể chất. Bố mẹ cần để ý những biện pháp để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi.


Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn sinh lý

🥣Bé chưa quen với chế độ ăn dặm

Nhiều bé chưa quen với các món ăn dặm bởi bé mới chuyển từ chế độ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ kết hợp bổ sung ăn dặm.🥣 Các món ăn đôi khi chưa hợp khẩu vị bé, còn lạ lẫm, vị khác so với sữa mẹ. Bé chưa quen nên phản ứng tự nhiên của bé là nhè ra và không chịu nuốt.🤮

🥣Giai đoạn bé mọc răng

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu vào giai đoạn mọc răng.🦷 Bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người, có những biểu hiện như cáu gắt, quấy khóc, ngứa răng, đau, làm bé không muốn nhai và nuốt thức ăn.🤢 Tình trạng trên kéo dài dẫn đến biếng ăn.

🥣Ảnh hưởng của các bệnh lý

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên sức đề kháng còn yếu, dễ bị sự tấn công của virus, vi khuẩn gây nên các bệnh như viêm họng, cảm cúm.🦠 Cơ thể bé mệt, chán ăn dẫn đến biếng ăn.

Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu cũng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn và quá trình hấp thụ thức ăn của bé.🤢 

🥣Chế độ ăn chưa hợp lý

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.🍼 Bố mẹ không nên thay đổi hoàn toàn chế độ ăn của bé bằng bữa ăn dặm, làm bé khó kịp thích nghi, ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng của bé dẫn đến biếng ăn.🙅‍♀️ 

Chế độ ăn chưa có sự kết hợp ăn dặm, khoảng cách giữa các bữa ăn dặm, giữa bữa ăn và cữ bú chưa được hợp lý, thức ăn chế biến không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn.🥣

🥣Thiếu chất

Bé thiếu các vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé cũng dẫn đến bé biếng ăn.💊 Đặc biệt, thiếu vitamin B1 có vai trò trong chuyển hóa thức ăn, kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng sẽ làm bé chán ăn hơn. 


Phương pháp cải thiện biếng ăn sinh lý

🥣Thực đơn luân phiên thay đổi

Bé đang bước vào giai đoạn tập ăn, do vậy bé rất nhạy cảm và bắt đầu cảm nhận được mùi vị thức ăn.🥣 Mẹ nên thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn trong mỗi bữa ăn của bé để tránh tình trạng ăn một món liên tục trong thời gian dài sẽ gây cảm giác chán ăn, hay tình trạng bổ sung thừa chất dinh dưỡng nhưng thiếu chất khác.🍲

🥣Thời gian ăn cố định

Thời gian mỗi bữa ăn của bé nên khoảng từ 25-30 phút và khoảng cách giữa các bữa ăn phụ đến bữa ăn chính là 2-2.5 giờ.⏱️ Bố mẹ nên tập cho bé ăn từ thức ăn lỏng đến đặc, từ lượng thức ăn ít đến nhiều. 

Khi ăn, bé không nên nghịch điện thoại📱 hay xem tivi📺 vì bé sẽ không tập trung nhai, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên khích lệ, động viên bé, không ép bé ăn, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để bé hào hứng và tự giác ăn nhiều hơn.

Mẹ có thể sử dụng men tiêu hóa💊  để giúp bé nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường lợi khuẩn.