Đổ mồ hôi trộm ban đêm là tình trạng phổ biến. Mặc dù thời tiết không quá nóng hay kể cả khi bé không hoạt động nhiều thì cơ thể bé vẫn có thể tiết ra mồ hôi.
Nguyên nhân dẫn đến mồ hôi trộm
💦 Tỏa nhiệt
Sự trao đổi chất ở bé diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn nên bé thường xuyên đổ mồ hôi trộm.💦 Đây là dấu hiệu cơ thể bé đang tỏa nhiệt trong quá trình trao đổi chất.😰
💦 Thói quen quấn bé không đúng
Bố mẹ nghĩ rằng nên quấn bé ủ ấm và ở nơi kín gió vào ban đêm. Việc ngủ trong phòng quá nóng hoặc mẹ ủ bé quá kỹ sẽ làm bé tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi trộm. 😰 💦
Nếu mẹ không phát hiện kịp thời và lau mồ hôi thì mồ hôi sẽ thấm ngược lại vào cơ thể bé làm bé bị nhiễm lạnh.👩
Ảnh hưởng của mồ hôi trộm
💦 Virus dễ xâm nhập
Mồ hôi trộm làm lỗ chân lông nở ra, tạo điều kiện cho virus xâm nhập.🦠 Virus có mặt trong không khí và bụi bẩn, sẵn sàng thâm nhập vào cơ thể bé, gây ra chứng cảm lạnh khiến bé bị ốm.😓
💦 Gây mất nước và muối khoáng
Mồ hôi trộm ra nhiều khiến bé bị mất nước và muối khoáng.💦 Sức đề kháng của bé suy giảm khiến khả năng miễn dịch của bé kém hơn, từ đó dễ nhiễm virus gây cảm lạnh.😭
💦 Khó chịu, ngủ không ngon
Mồ hôi dính ướt át, bết dính làm bé khó chịu và ngủ không ngon giấc.😴 Nếu tình trạng kéo dài, bé sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Hệ miễn dịch của bé cũng suy yếu dần, từ đó bé dễ bị ốm và cảm lạnh.😰
💦 Vi khuẩn hoạt động
Mồ hôi trộm làm chăn ga, đệm của bé đều ướt.💦 Nếu để lâu ngày, chỗ bé ngủ ẩm ướt sẽ thành khu vực phát triển nấm, mốc và vi khuẩn.🦠