post-title

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Cháo là món ăn phổ biến trong giai đoạn ăn dặm. Cách nấu cháo cho bé vô cùng quan trọng để giữ được các chất dinh dưỡng mà vẫn thơm ngon cho bé.


Những sai lầm trong cách nấu cháo

🙅‍♀️Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương

Trong thịt và xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa.🌊 Thịt và xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều biến đổi và giảm chất lượng.🥩🍚

🙅‍♀️Nêm nhiều gia vị khi bé bắt đầu ăn dặm

Thận bé lúc này còn yếu nên hạn chế gia vị ngay từ đầu rất cần thiết. Vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt và rau củ an toàn với bé.🧂 Thận bé phải làm việc quá sức khi chuyển hóa lượng muối bên ngoài thêm vào sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé sau này.🧂

🙅‍♀️Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục

Khuấy cháo liên tục sẽ làm đồ ăn dễ nát, nhũn, giảm giá trị dinh dưỡng. Đồ ăn nát quá cũng làm bé không hứng thú ăn và gây bất lợi cho sức khỏe của bé.🍚🥄  

🙅‍♀️Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác

Nếu mẹ muốn cho sữa vào cháo, súp hay các đồ ăn khác để tăng phần béo ngậy và chất dinh dưỡng cho bé, mẹ không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần. Các protein trong sữa sẽ bị phân rã, vitamin bị phân hủy.🥛 Mẹ nên nấu cháo, súp với nước trước rồi đổ sữa vào bước cuối, đun tiếp đến sôi nhẹ và lấy ra ngay.🔥🥛  


Cách nấu cháo ăn dặm theo tỷ lệ gạo và nước

Ban đầu bé thường được làm quen với cháo loãng và bột trước, sau đó mẹ tăng dần độ sánh đặc của cháo để rèn luyện bé nhai thức ăn.🍚 Tỉ lệ gạo và nước cho bé 10-12 tháng tuổi thường là 1:6 hoặc 1:8.🌊🍚  

Nếu mẹ không nấu cháo hàng ngày mà nấu cháo sẵn để trữ đông, mẹ nên nấu đặc hơn một chút theo tỷ lệ 1:5 vì lúc nấu mẹ thường cho thêm thức ăn khác và nước nên lúc ý cháo sẽ loãng vừa cho bé.🙆‍♀️