post-title

Dấu hiệu bé chậm phát triển

Mỗi bé phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết đều tuân theo một mốc thời gian chung. Nếu bé dường như không đạt được các mốc quan trọng trong vòng vài tuần so với mức trung bình như trẻ suy dinh dưỡng, bố mẹ nên đưa bé đi khám và được chẩn đoán chính xác.


Nguyên nhân của chậm phát triển

🦵Chậm phát triển là gì?

Chậm phát triển là chậm đạt được các cột mốc phát triển so với lứa tuổi.🙁 Sự chậm phát triển thể hiện ra bên ngoài có thể là do một sự rối loạn về phát triển trong ngắn hạn hoặc dài hạn.🥴 

🦵Nguyên nhân chậm phát triển

Có thể bé đang tập trung luyện tập một số kĩ năng cụ thể nên tạm thời chậm lại những kĩ năng khác.👪 Tuy nhiên, chậm phát triển ngôn ngữ có thể bắt nguồn từ việc thiếu giao tiếp với người lớn hoặc bé có vấn đề về thính giác. Chậm nói cũng có thể do hội chứng rối loạn hoặc tự kỷ.👶👩

Hiện tượng này phổ biến ở bé sinh thiếu tháng hơn vì những bé thiếu tháng thường chậm đạt được những cột mốc phát triển so với các bé sinh đủ tháng. Tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ sớm đuổi kịp tốc độ phát triển với các bạn cùng độ tuổi sau một khoảng thời gian chậm phát triển.👶🤗


Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 7-9 tháng tuổi

Bé 7 tháng tuổi không kiểm soát được đầu khi ở tư thế ngồi.👶 Bé không thể đưa đồ vật vào miệng.👄 Bé không thể tiếp cận được với các đối tượng mà mình thích, không chịu được trọng lượng trên đôi chân của mình.🦵 9 tháng, bé không thể ngồi độc lập.🪑

Nếu thấy những dấu hiệu trên, bố mẹ nên bổ sung cho con các vi khoáng chất cần thiết như kẽm, vitamin B1.💊 Đồng thời, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển và điều trị hiệu quả.👩‍⚕️