Mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi siêu âm phát hiện ra tình trạng dây rốn quấn cổ 2 vòng. Mẹ hãy tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu thêm về hiện tượng này.
Dây rốn quấn cổ 2 vòng và cách nhận biết
👶Dây rốn quấn cổ 2 vòng là gì?
Hiện tượng này còn gọi là tràng hoa quấn cổ xảy ra khi em bé trong bụng bị dây rốn quấn quanh cổ.👶 Hiện tượng này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, thường phổ biến thời kỳ cuối khi bé đã phát triển cơ xương hoàn thiện, trở nên hiếu động hơn và thường xuyên thay đổi vị trí trong bụng mẹ.🏃♀️
👶Cách nhận biết
Mẹ bầu có thể phát hiện được hiện tượng này nhờ siêu âm hoặc dựa vào biểu hiện thai máy. Tần suất đạp của bé sẽ tăng hoặc giảm đột ngột trong suốt 2-3 ngày. Dây rốn quấn cổ khiến bé khó chịu và vùng vẫy nhiều hơn.🤼♀️
Nguyên nhân gây ra hiện tượng
👶Bé liên tục thay đổi vị trí
Em bé dễ dàng di chuyển lung tung trong buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển, bé làm rối dây rốn và bị dây rốn quấn vào thân hay cổ. Nếu dây rốn quấn vào thân bé thì có thể tự tháo được. Khi dây quấn vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai nên dây rau không thể tự tháo được.😟
Nếu dây rốn bị thắt nút lại kèm theo quấn cổ chặt sẽ rất nguy hiểm cho bé. Ngay khi gặp tình trạng này, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để giúp con dễ thở.👩⚕️🏥
👶Mẹ lao động quá sức
Khi mẹ🤰 làm việc quá sức, bé sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn dễ cuốn quanh người và quấn vào cổ bé. Mẹ hãy chú ý chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức, nghỉ ngơi điều độ trong thời kỳ mang thai.😃
👶Dây rốn quá dài
Độ dài dây rốn trung bình 56cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Khi dây rốn càng dài, bé càng có nguy cơ bị quấn cổ.⚠️
Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc dây rốn quấn chặt cỡ nào. Nếu dây rốn siết quá chặt, bé bị thiếu oxy và gây ra những biến chứng nguy hiểm về não bộ. Mẹ nên đi khám bác sĩ kịp thời để có biện pháp ứng phó phù hợp.👩⚕️🏥