Bạch cầu tăng ở mẹ bầu là tình trạng không hiếm gặp. Tăng bạch cầu khi mang thai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đều khiến cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi.
Hiện tượng bạch cầu tăng giảm
⚪Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào màu trắng⚪, có trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vai trò của những tế bào này là chống lại yếu tố lạ như virus, vi khuẩn xâm nhập.🦠
⚪Sự thay đổi số lượng bạch cầu
Tổng lượng bạch cầu thường tăng khi hệ miễn dịch phản ứng với tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể do cơ thể mẹ chấn thương, mang thai, dị ứng hay rối loạn tự miễn.😟
Tổng lượng bạch cầu thường giảm khi tình trạng nhiễm trùng chi phối các tế bào làm cho hệ miễn dịch yếu đi và làm suy yếu cơ thể. Nguyên nhân có thể do cơ thể mẹ suy tủy, nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết.🩸
Nguyên nhân khiến tăng bạch cầu
⚪Căng thẳng stress
Mẹ bầu mang thai rất nhạy cảm và dễ lo lắng. Khi mẹ có tâm lý căng thẳng, chỉ số bạch cầu có xu hướng tăng lên để bảo vệ cơ thể mẹ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.😔
⚪Nhiễm trùng
Khi mang thai, cơ thể mẹ rất yếu nên dễ bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập🦠, gây ra cảm lạnh😓 hoặc các bệnh nhiễm trùng. Chỉ số bạch cầu sẽ tăng để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại xâm nhập của virus, vi khuẩn bảo vệ cơ thể mẹ.
⚪Viêm nhiễm
Các bệnh viêm nhiễm hoặc dị ứng trong thai kỳ cũng là tác nhân khiến lượng bạch cầu tăng số lượng. Bạch cầu di chuyển đến các khu viêm và phát triển tại đó để bảo vệ cơ thể mẹ.🤰
⚪Bệnh bạch cầu hoặc các bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn như Crohn và Graves hoặc bệnh bạch cầu đều làm tăng tế bào bạch cầu không chức năng. Các tế bào này không làm gì cả mà chỉ tăng số lượng lên tới mức báo động.⚪📈
Dấu hiệu cảnh báo bạch cầu tăng
⚪Dấu hiệu
Hiện tượng bạch cầu trong máu tăng ở mẹ bầu thường chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu🩸. Tuy nhiên, một số dấu hiệu khác như sụt cân thất thường, cơ thể mệt mỏi khó chịu trong người, xuất hiện cơn sốt không rõ nguyên nhân, thỉnh thoảng cơ thể xuất hiện vết bầm, vết thương lâu lành có thể cảnh báo hiện tượng bạch cầu tăng.👩⚕️
⚪Cách xử lý
Nếu chỉ số bạch cầu tăng dao động ở mức cho phép thì mẹ có thể không cần lo lắng. Nếu lượng bạch cầu tăng tới mức báo động, kèm theo dấu hiệu bất thường như sốt cao, huyết áp tăng, khó thở, nổi mề đay phát ban, mẹ nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.👩⚕️
Mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước🌊, không ăn đồ quá mặn hoặc quá cay, bổ sung các thực phẩm cung cấp nhiều sắt như thịt bò, sữa, trái cây.🍜😋