post-title

Để trí tưởng tượng của bé 2 tuổi bay xa

Trí tưởng tượng của bé 2 tuổi phát triển một cách tự nhiên. Trẻ nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn vì chúng muốn chia sẻ suy nghĩ và thế giới quan đầy phép thuật và màu sắc của mình đấy.


Tầm quan trọng của nuôi dưỡng trí tưởng tượng

👶Cải thiện vốn từ vựng

Những bé có trí tưởng tượng phong phú hoặc nghe nhiều truyện cổ tích đều có thiên hướng phát triển vốn từ vựng tốt hơn đáng kể.😀 Bố mẹ càng nói chuyện và lắng nghe bé nhiều, vốn từ và khả năng nói, diễn đạt của bé càng phát triển.👪

👶Khả năng kiểm soát

Trong thế giới tưởng tượng, trẻ là nhân vật chính của câu chuyện, có thể trở thành bất kỳ nhân vật nào, thực hiện những điều đã học và biến tấu tình huống theo ý của riêng mình. Những câu chuyện cổ tích như nàng bạch tuyết và 7 chú lùn, cô bé quàng khăn đỏ sẽ giúp bé phân biệt được trái phải, mang đến cho con sự kiểm soát, lý lẽ trong những tình huống ngoài đời.🥰

👶Xây dựng quy tắc xã hội

Khi bé tham gia trò chuyện cùng với những bé khác trong lớp hay khu vui chơi, các con sẽ trao đổi với nhau về thế giới quan của mình.😊 Từ đó, bé học được các quy tắc trong xã hội, cách giao tiếp, chia sẻ, và giải quyết xung đột.

👶Giải quyết vấn đề

Suy nghĩ về tình huống tưởng tượng, đặt ra giả thuyết sẽ giúp bé tư duy nghĩ cách giải quyết sáng tạo trong cuộc sống thực. Mặc dù bé có thể có những giả thuyết phi thực tế như con người có cánh biết bay🪁, sau này khi lớn lên, chính những chuyên gia tưởng tượng phong phú này sẽ tỏ ra thành thạo, đương đầu với khó khăn, nghĩ ra cách giải quyết.💪 Bố mẹ hãy để ý xem con mình nghĩ ra cách gì khi bé quên mang sách vở tới trường?


Khơi dậy trí tưởng tượng của bé 2 tuổi

👶Đọc sách

Bố mẹ cùng nhau đọc sách📙 về những câu chuyện cổ tích, thần thoại, hay những chuyện về vùng đất và con người xa lạ để mở rộng thế giới quan và trí tưởng tượng của bé. Bé càng đọc và nghe nhiều, bé càng mở rộng vốn từ vựng và hình ảnh của mình. Bố mẹ hãy chọn những sách có nhiều màu sắc, tranh ảnh lớn, kèm nhiều âm thanh, và sử dụng giọng kể chuyện của mình để làm sống động các nhân vật, gây hứng thú cho bé.😀 

👶Chia sẻ câu chuyện

Chính bố mẹ có thể trở thành những người viết chuyện. Bố mẹ có thể chỉ cho bé động vật hay sự việc ở trên đường và để bé tiếp tục viết nên câu chuyện.😍 Ví dụ mẹ có thể bắt đầu bằng ngày xửa ngày xưa, có một chú chó sống với gia đình nọ… Bé có thể tự đặt tên cho chú chó và các thành viên trong gia đình. Thông qua những lần kể chuyện cùng nhau, bố mẹ có thể lồng ghép những bài học về cuộc sống để bé hiểu dần và ý thức cá nhân rõ hơn.😃

👶Để bé giải thích tác phẩm nghệ thuật của mình

Khi bé khoe bạn tranh con vẽ hay ngân nga một bài hát tự sáng tác, thay vì cố gắng đoán nghĩa, bố mẹ hãy để bé tự giải thích tác phẩm của mình.😃 Hẳn bé sẽ hào hứng kể chuyện với bố mẹ đó ạ! 

👶Khuyến khích chơi đóng vai

Bé sẽ phát triển kỹ năng xã hội, lời nói và cách xử lý tình huống tốt hơn khi để bé tự lên kịch bản và cốt truyện.😃 Tưởng tượng mình là siêu anh hùng hay một phù thủy chuyên giúp người sẽ làm con cảm thấy mạnh mẽ và mang lại cảm giác trách nhiệm hơn. Bé sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề cảm xúc trong khi phát triển câu chuyện, từ đó bé cũng dần phát triển kỹ năng giao tiếp và hành xử ngoài đời thật.☺️

👶Cung cấp đạo cụ cho con

Bố mẹ hãy để cho con được thỏa sức sáng tạo với các dụng cụ có sẵn ở trong nhà vì hầu hết các hành động sẽ diễn ra trong đầu bé.👼 Khăn tắm to có thể trở thành áo choàng cho siêu nhân, thảm trong nhà có thể trở thành thảm thần ma thuật, thú nhồi bông có thể làm bạn hay thần dân của một đất nước.🧸 

👶Giới hạn sử dụng thiết bị điện tử

Xem nhiều thiết bị điện tử📱 sẽ hạn chế trí tưởng tượng của con vì nó đã tự áp đặt cốt truyện và cách xử lý tình huống lên con. Bé 2 tuổi chỉ nên giới hạn xem tivi dưới 1 giờ mỗi ngày. Thay vì để bé tự xem một mình, bố mẹ hãy ngồi xem cùng bé, đặt ra nhiều câu hỏi tại sao, mở rộng ý tưởng chương trình có sẵn và để bé tự khám phá ra nhiều điều mới, phong phú thêm trí tưởng tượng của mình.👪