post-title

Trẻ mẫu giáo và thanh thiếu niên cần đảm bảo giấc ngủ

Giấc ngủ là nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. 


Giấc ngủ quan trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên

💤Tư duy và thành tích học tập

Giấc ngủ😴 đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của não bộ, thúc đẩy sự chú ý, trí nhớ và khả năng suy nghĩ phân tích. Hơn nữa, giấc ngủ cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng suy nghĩ và thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ.✒️ Bé sẽ tỉnh táo và tập trung học tập, khả năng thu nhận từ vựng được cải thiện đáng kể sau khi bé ngủ đủ giấc.

💤Sức khỏe tinh thần  

Ngủ không đủ giấc dễ làm bé trở nên cáu kỉnh và mệt mỏi.😪 Bé dễ có những phản ứng thái quá đối với những sự việc rất nhỏ nhặt. Rối loạn sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực có liên quan tới thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, có thể làm tăng nguy cơ tự tử.😔 

💤Phát triển thể chất

Giấc ngủ góp phần tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hormone và cho phép phục hồi các cơ và mô.😀 Sự phát triển thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ ngủ không đủ giấc. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh về tiểu đường và các vấn đề tim mạch❤️ lâu dài.

💤Ra quyết định và hành vi

Trẻ thiếu ngủ có thể phát sinh những hành vi bốc đồng như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, sử dụng ma túy, rượu, hút thuốc🚬, hoặc mang theo vũ khí. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của thùy trán là một phần của não bộ, đóng vai trò quan trọng để kiểm soát những hành vi bốc đồng.⚠️

💤Tai nạn và chấn thương

Ngủ không đủ giấc có thể khiến trẻ dễ bị thương tật, thậm chí tử vong. Thiếu ngủ còn có thể làm giảm thời gian phản ứng với tác động tương tự như việc uống rượu.🍾


Cách giúp trẻ ngủ ngon

💤Xây dựng thói quen trước khi ngủ

Bố mẹ cố gắng xây dựng hoạt động trước khi ngủ giống nhau mỗi ngày để bé biết đã đến giờ ngủ.🕰️ Những thói quen thông thường có thể bao gồm tắt máy tính, tivi và đèn, cho bé mặc đồ ngủ và chuẩn bị đánh răng, hát bài hát ru ngủ cho bé, hay đưa bé con gấu bông mà bé yêu thích.🧸 

Thời điểm tốt nhất để đưa bé đi ngủ là khi bé buồn ngủ😪, không phải khi bé đã ngủ. Điều này dần hình thành thói quen giúp bé tự đi vào giấc ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên để bé ngủ chung giường vì ngủ chung làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử.⚠️  

💤Xây dựng thói quen ban ngày

Thói quen ban ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của bé. Ban ngày, bố mẹ nên sắp xếp lịch trình cân đối với thời gian nghỉ chơi và vui chơi xen kẽ, thực hiện chế độ ăn hợp lý🍲, tạo không gian ngủ luôn thoáng mát, giữ phòng ngủ yên tĩnh và hạn chế gây tiếng động mạnh trong phòng. Bé không nên ăn quá nhiều và đồ ăn có đường trước khi đi ngủ. Bố mẹ có thể chọn một bữa ăn nhẹ lành mạnh như ăn một chút bánh, uống sữa ấm🥛 để bé đủ no và ngủ ngon hơn.

💤Lưu ý khi bé bị tỉnh dậy giữa đêm

Đối với trẻ sơ sinh, vì con chưa có nhịp sinh học rõ ràng nên bé hiếm khi ngủ suốt đêm mà dễ bị tỉnh dậy giữa giấc. Thay vì bế ẵm bé lên, bố mẹ hãy thử xoa dịu bé bằng cách nói chuyện dỗ dành, hát ru để bé cảm thấy thư giãn.🤗 Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, có thể bé đang đói hoặc cần thay tã. Bố mẹ nhanh chóng khắc phục sự cố rồi lặng lẽ để bé ngủ lại.🥱

Đối với trẻ mẫu giáo, trẻ em có nhiều hoạt động ở trường lớp khiến bé rất háo hức, khó có thể ngủ ngon. Bất cứ khi nào có thể, bố mẹ hãy cố gắng tuân thủ một lịch trình cụ thể, tách biệt phòng ngủ và phòng học để tăng cường mối liên hệ giữa phòng ngủ và giấc ngủ.🛌🏻