post-title

Sự phát triển của trẻ 29-30 tháng tuổi

Trẻ 30 tháng cũng đã phát triển thêm rất nhiều khía cạnh, hình thành thêm những kỹ năng và thói quen mới. Bé đôi khi ngang bướng hơn một chút làm bố mẹ chăm sóc bé trong giai đoạn này khá vất vả nhưng hứa hẹn nhiều điều thú vị đấy!😀 


Sự phát triển chung của trẻ tuổi mầm non

👧Khả năng kiểm soát

Bé giờ đã có thể tự mặc bộ quần áo👗 mình thích và gọi tên đầy đủ các bộ phận của cơ thể. Bé cũng có thể xác định được màu sắc và xác định được màu sắc rõ ràng hơn. Ở giai đoạn này, bé thích lặp lại các hoạt động như chỉ ăn một món, mặc một bộ quần áo nhiều ngày, hay đòi làm một việc theo thứ tự nhất định như một cách thể hiện khả năng kiểm soát.💃

👧Tò mò về mọi thứ

Khuôn mặt của bé cũng dần thay đổi, không còn giống trẻ sơ sinh nhưng cũng không trưởng thành hẳn như người lớn. Bộ não🧠 của bé luôn hoạt động quan sát tất cả sự vật, sự việc. Đối với trẻ, thế giới xung quanh cực kỳ hấp dẫn và chứa nhiều thứ bí mật đợi chờ con khám phá.😀

Bố mẹ hẳn sẽ thấy vất vả khi thấy con tò mò động chạm hết thứ này tới thứ khác, hay làm hỏng cả đồ trang điểm của mẹ.💄 Bố mẹ hãy để ý để đảm bảo mọi thứ trong tầm tay với của bé đều an toàn.😀 

👧Tái sử dụng đồ chơi

Trong thời gian này, bố mẹ có thể thử mua thật nhiều đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé để bé phát triển thêm nhiều kỹ năng cần thiết.🪀 Bé có thể rất dễ cả thèm chóng chán, nhanh chán đồ chơi chỉ mới vài lần chơi qua. Bố mẹ có thể tìm đến dịch vụ thuê đồ chơi, hoặc trao đổi đồ với bạn bè có con cùng tuổi, hay tìm đồ chơi đã qua sử dụng nhưng còn tốt để bé có thể có nhiều lựa chọn đồ chơi mà cũng tiết kiệm chi phí💰 cho bố mẹ.


Các cách giúp bé phát triển

👧Tò mò về những người khác

Ở tuổi này, bé có thể nhận dạng được mọi người bằng tên gọi, nhưng đôi khi bé vẫn thích chơi một mình, tự chơi mà không đợi ai. Khi nhận thức rõ hơn cảm giác và suy nghĩ của người khác, bé mới bắt đầu thích tương tác với những người xung quanh.

Đối với bé, bố mẹ là người quan trọng nhất.👪 Bé rất trông đợi sự quan tâm và đồng ý từ bố mẹ, luôn muốn mình là động lực, niềm vui và sự chú ý của cả nhà. Nếu cảm thấy mình thiếu sự quan tâm và không quan trọng, bé có thể gặp khó khăn trong việc phát triển cái tôi và kiểm soát cảm xúc ổn định.🙁 Bố mẹ nên dành thời gian và tương tác với con để bé có thể cảm nhận được tình cảm gia đình và học được sự khác biệt khi chơi cùng với người cùng giới và khác giới.

👧Khuyến khích sự sáng tạo

Hẳn mỗi khi nhìn thấy bãi chiến trường bừa bộn của con bày ra sau một ngày dài vừa đi làm về, bố mẹ thấy vô cùng ái ngại và mệt mỏi.☹️ Tuy nhiên, sự bày vẽ là điều không thể thiếu trong các trò chơi sáng tạo của con. Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy căn nhà trở nên lộn xộn mỗi khi con quyết định làm gì đó, mà hãy dạy bé rằng dọn dẹp cũng là một phần quan trọng của trò chơi.☺️

Mặc dù bức tranh chỉ toàn nét vẽ nguệch ngoạc không thể hiện bất cứ thứ gì, bạn hãy trân trọng những nỗ lực nhỏ bé của con và đề cao thành quả. Bé sẽ có thêm động lực và sự tự tin để tiếp tục thể hiện bản thân đó.💪

👧Trò chuyện với con

Bé bắt đầu phát âm rõ hơn và ghép được vài từ thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. Bé sẽ rất hào hứng tham gia vào tất cả những cuộc nói chuyện, chờ đến lượt mình để được đóng góp ý kiến.😄 Con cũng sẽ quan sát bố mẹ để bắt chước cách phát âm và nét mặt biểu cảm. Bố mẹ cũng có thể giúp con phát triển câu dài hơn, giúp con phát triển vốn từ vựng lớn hơn và xây dựng cấu trúc câu phức tạp hơn trong thời gian ngắn.😀