post-title

Dùng thuốc hạ sốt khi bé bị sốt

Sốt🤕 là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và vô cùng phổ biến ở trẻ em, khiến các bậc phụ huynh rối bời không biết nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào với bé. Cơ thể bé khác biệt nhiều so với người lớn nên hàm lượng thuốc cũng sẽ có nhiều sự khác biệt!


Khi nào bé bị sốt?

Bé có thể bị sốt do virus🦠 như sốt xuất huyết, cảm cúm, virut sởi, tay chân miệng, hay thủy đậu. Các bệnh có sốt do nhiễm trùng như viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt phát ban🤕, viêm amidan, nhiễm trùng máu🩸cũng rất phổ biến khi bé còn nhỏ.

Sau khi bé tiêm chủng, bé cũng có thể sốt vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và ít khi kéo dài quá 2 ngày. Sốt do mọc răng🦷 cũng thường xảy ra nhưng chỉ là cơn sốt nhẹ dưới 37.8 độ và sẽ hết sau 1-2 ngày.😀


Quy tắc khi sử dụng thuốc hạ sốt

🤕Quy tắc chung khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Bố mẹ luôn cần tuân thủ quy tắc chung khi cho bé uống thuốc hạ sốt chỉ nên cho bé uống thuốc khi sốt 38 độ trở lên, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng, hàm lượng thuốc phải được tính kỹ dựa theo cân nặng của bé.😀 Bố mẹ không được tự ý cho bé dưới 3 tháng tuổi uống thuốc mà không có ý kiến của bác s‍ĩ. 👩‍⚕️

Ngoài ra, hàm lượng thuốc thích hợp⚖️ với độ tuổi vô cùng quan trọng để tránh cho bé uống thuốc quá liều và chịu tác dụng phụ nguy hại. Bố mẹ cũng phải để ý đến thuốc tránh việc dùng thuốc quá hạn sử dụng.👀

🤕Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

Khi bé bị sốt, bố mẹ nào cũng lo lắng😟, nôn nóng mong bé khỏi nhanh mà có thể dùng thuốc quá liều. Tuyệt đối không được dùng thuốc quá liều vì thân nhiệt của bé giảm quá nhanh sẽ rất nguy hiểm cho bé.🌡️ 

Không nên chườm nước lạnh để giảm nhiệt độ cho bé vì nước lạnh🧊 làm co mạch máu, co lỗ chân lông khiến thân nhiệt càng tăng. Sử dụng khăn nhỏ thấm nước ấm♨️ chườm khăn ở 2 bên nách, 2 bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người, thay khăn sau 2-3 phút. Ngừng lau người bé khi nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38.5 độ hoặc sau khi đã lau xong 30 phút. Sau đó, lau khô người bé và cho bé mặc đồ thoải mái, dễ thấm mồ hôi, thoáng mát.👚 

Bé nên uống nhiều oresol và nước để bù nước.🌊 Nếu bé đã uống thuốc nhưng vẫn liên tục sốt cao, thậm chí sốt liên tục trên 39 độ, kèm thêm co giật, sốt tái phát, nổi ban,.. thì bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.👩‍⚕️


Các thuốc và hàm lượng thuốc hạ sốt

💊Thuốc Paracetamol

Paracetamol rất được phổ biến sử dụng vì nó không gây ra tổn thương dạ dày và ít các tác dụng phụ.😀 Thuốc bột sủi là dạng phổ biến nhất vì dễ cho bé uống, đơn giản chỉ cần cho viên vào cốc nước để hòa tan rồi cho bé uống khi viên sủi tan hoàn toàn.

Cách tính hàm lượng thuốc theo cân nặng thường là: liều dùng 60mg mỗi kg trong 1 ngày, hoặc 15mg mỗi kg trong 6 giờ, hoặc 10mg mỗi kg trong 4 giờ. Khoảng cách dùng thuốc giữa các lần tối thiểu là 8 giờ.💊 Nếu bố mẹ không rõ cân nặng của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo liều dùng sau nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.👩‍⚕️


Tuổi

Cân nặng

Liều dùng

Dưới 3 tháng tuổi

~2.7-5.3kg

40mg mỗi 6 giờ

4-11 tháng tuổi

~5.4-8.1kg

80mg mỗi 6 giờ

1-2 tuổi

8.2-10.8kg

120mg mỗi 6 giờ

2-3 tuổi

10.9-16.3kg

160mg mỗi 6 giờ

4-5 tuổi

16.4-21.7kg 

240mg mỗi 4-6 giờ

6-8 tuổi

21.8-27.2kg

320mg mỗi 4-6 giờ

9-10 tuổi

27.3-36.2kg

400mg mỗi 4-6 giờ

Trên 11 tuổi

32.7-43.2kg

480mg mỗi 4-6 giờ


💊Thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn có thể sử dụng khi cần hạ sốt trong lúc bé ngủ😴, bé nôn nhiều🤮 và bé lên cơn co giật. Không nên lạm dụng thuốc đặt, vì dạng thuốc này có thể gây kích thích ngứa và khó chịu trực tràng của bé.

Mẹ cần phải làm lạnh☃️ viên thuốc trước khi đặt, chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn. Không nên đặt thuốc quá sâu vì tác dụng thuốc bị giảm, cho bé nằm yên vài phút sau khi đặt thuốc. Nếu mẹ cần phải đặt 2 viên mới đủ liều, mẹ phải đợi 1-2 phút sau khi đặt viên thứ nhất rồi hãy đặt viên thứ hai nhưng tốt nhất vẫn nên chọn viên thuốc đã đủ hàm lượng thích hợp.😀 Bố mẹ có thể tham khảo liều dùng sau nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.


Tuổi

Liều dùng

6-11 tháng tuổi

80mg mỗi 6 giờ, tối đa 320mg/ngày

12-36 tháng tuổi

80mg mỗi 4-6 giờ, tối đa 400mg/ngày

3-6 tuổi

120mg mỗi 4-6 giờ, tối đa 600mg/ngày

Trên 12 tuổi

650mg mỗi 4-6 giờ, tối đa 3900mg/ngày


💊Thuốc Aspirin

Aspirin không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em vì có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, tăng axit dạ dày, gây cồn cào khó chịu.🙅‍♀️ Aspirin có liên quan tới triệu chứng liên quan đến hội chứng Reye’s. Aspirin cũng gây rối loạn cân bằng đông máu, chảy máu ở trẻ em.🩸

💊Thuốc Ibuprofen

Thuốc này chỉ khuyến cáo dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi vì dễ gây ra nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, Ibuprofen không thích hợp với trẻ bị hen suyễn, thủy đậu, có vấn đề về gan thận, mắc bệnh viêm ruột.🙁