Mỗi lần nghe tiếng bé ho, mẹ lại hết sức lo lắng hơn trong lòng không biết con có sao không. Để giải mã nguyên nhân cơn ho của bé, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.😀
Nguyên nhân bệnh ho của bé
😷Nguyên nhân từ đường hô hấp trên
Một số bệnh lý thường gặp như cảm lạnh, viêm mũi👃, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan đều dẫn đến tình trạng ho. Bé có thể ho khan, hoặc ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.👃
😷Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới
Các nguyên nhân có thể thường gặp như viêm thanh quản với khàn tiếng, ho khan, ho vang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đờm.🤧
😷Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác hay gặp do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ho do dị ứng, ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá tự động.🚬 Đặc biệt, tác động môi trường như khói bụi cũng dễ làm bé ho nhiều.🙁
Phân biệt các loại ho thông thường
😷Ho khan từng cơn
Nguyên nhân của ho khan từng cơn bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở vùng mũi và cổ họng như cảm lạnh, cảm cúm.😷 Ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá🚬 cũng có thể làm bé ho khan, lâu dài phát triển thành viêm phổi hoặc ung thư phổi.😧
😷Ho ra đờm
Đờm là chất nhày ở đường hô hấp dưới của bé.☹️ Nguyên nhân thường gặp ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Cơn ho sẽ loại bỏ chất đờm qua đường hô hấp dưới.
😷Ho gà
Triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, các cơn ho sẽ càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm.🌙 Do cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở, mặt bé sẽ khó chịu và tím tái, ho thành từng tiếng rít vì bị thiếu oxy.☹️
Điều trị bệnh ho của bé
😷Tự điều trị
Khi bé bị ho, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.👩⚕️ Hiện tượng đề kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng, bố mẹ không nên tùy tiện cho bé uống thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Không nên cho trẻ dùng nhiều hơn 2 loại thuốc cùng một lúc vì mỗi thuốc có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau hoặc giống nhau và rất có thể bé vô tình dùng quá liều một hợp chất.🙅♀️ Sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ không mong muốn.
Bố mẹ hãy để bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng cường đề kháng cho bé qua thực phẩm, sữa mẹ hay sữa công thức nếu bé còn đang bú.🥛 Tắm hơi sử dụng hơi nước ấm hoặc nóng có thể giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Nếu bé trên 1 tuổi đã có hệ cơ quan hoàn thiện giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong, mẹ có thể pha cho bé ly nước ấm mật ong và chanh để giảm ho.😀
😷 Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Nếu mẹ thấy bé có những triệu chứng như cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện, ho kèm nôn, khó nuốt, chảy nước dãi, bé mệt mỏi và yếu, đau ngực khi thở sâu, thở khò khè, sốt cao 39-40 độ, bé bỏ bú mẹ, mẹ nên đưa bé đi khám sớm để điều trị kịp thời.🏥
Nếu bé có hiện tượng tím tái môi và quanh môi, thở mệt và gắng sức hay bé ngừng thở, đây là những trường hợp vô cùng nguy hiểm thậm chí đến tính mạng. Bố mẹ cần gọi cấp cứu hoặc đưa bé tới bác sĩ ngay lập tức.🚑