post-title

Magie trong chế độ ăn của bé

Bé luôn cần mọi loại vitamin và khoáng chất để tăng trưởng và phát triển thích hợp. Bố mẹ biết không, một trong những vi khoáng quan trọng đó là magie.


Magie trong chế độ dinh dưỡng của bé

💪Tại sao bé cần magie?

Magie không chỉ giữ xương chắc khỏe🦵 và nhịp tim❤️ ổn định, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và duy chức năng của cơ quan thần kinh, nó còn giúp bé ngủ ngon và cung cấp năng lượng trong ngày cho bé. Magie còn hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu🩸và insulin trong cơ thể, hỗ trợ quá trình hình thành DNA, duy trì huyết áp và đảm bảo sức khỏe tim mạch của bé tốt.

Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và điều chỉnh nhu động ruột cũng đòi hỏi cần có magie hỗ trợ. Magie có hiệu quả trong việc xây dựng bộ răng chắc khỏe🦷, tốt cho cơ bắp và hệ thần kinh, vận chuyển kali và canxi tới các màng của cơ thể và hữu ích trong cả quá trình tổng hợp protein. Ngay cả quá trình hô hấp cũng cần có magie nữa đây👃.

💪Lượng magie cần thiết cho bé  

Bé không nhất thiết phải nạp đủ magie cho một ngày mà bố mẹ có thể đặt mục tiêu ăn đủ trong vài ngày hoặc hàng tuần. Bố mẹ có thể tham khảo dữ liệu dưới đây để ước lượng lượng magie bé cần trong tuần.😀


Tuổi

Lượng magie cần hấp thụ hàng ngày

Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi

30mg

7-12 tháng tuổi

75mg

1-3 tuổi

80mg

4-8 tuổi

130mg

9-13 tuổi

240mg

14-18 tuổi

Trai: 410mg

Gái: 360mg



Thiếu hụt magie ở trẻ

💪Thiếu hụt magie

Thiếu hụt magie cũng tác động tới thiếu hụt canxi và photpho, dẫn tới chứng biếng ăn🍴, mệt mỏi, yếu sức, lâu dần bé bị suy dinh dưỡng. Lượng magie trong máu giảm đột ngột sẽ gây ra các biểu hiện yếu cơ và liệt, co giật mạnh, hạ đường huyết, hôn mê sâu và có thể dẫn tới tử vong.⚠️

Thiếu hụt magie còn liên quan tới một số bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch❤️, bệnh tiểu đường tuýp 2, động kinh hay các vấn đề về thần kinh. Bé có thể cảm thấy mất ngủ😴 và chịu ảnh hưởng loãng xương.

💪Dấu hiệu thiếu hụt magie

Thiếu hụt magie thường xuất hiện ở giai đoạn 3-7 tháng tuổi và phổ biến nhiều hơn khi bé 1-2 tuổi vì nguồn dinh dưỡng bố mẹ cung cấp cho bé chưa hợp lý. Một số triệu chứng giúp bố mẹ phát hiện sớm bé bị thiếu hụt magie như bé phàn nàn về thị lực👀, bị co giật hoặc mắt lác, bé bị bồn chồn và căng thẳng.

Bé có thể gặp mất ngủ, có vấn đề về xương🦴 hoặc răng, hay cả vấn đề về tiêu hóa, bị táo bón. Một số bộ phận trên cơ thể có hiện tượng đau nhức hoặc nhịp tim bị rối loạn đều là những triệu chứng nên được phát hiện sớm và bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.👩‍⚕️


Khắc phục tình trạng thiếu magie ở trẻ

💪Chế độ ăn uống

Một số loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên hạt🌾, bột cacao đều có hàm lượng magie cao phù hợp cho bé. Rau xanh🥬 cũng cung cấp dinh dưỡng magie cao vì các chất tạo nên màu xanh cho rau đều chứa rất nhiều khoáng chất tốt. 

Bố mẹ cần lưu ý một số loại hạt có thể gây nghẹt thở khi bé ăn nên mẹ cần chế biến nghiền nhỏ và mịn cho dễ nuốt. Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, loại bỏ cafein ra khỏi chế độ ăn của bé. Sô cô la đen🍫, bơ, đậu phụ, hay một số loại cá béo🐟 đều có hàm lượng magie cao cho bé. 

💪Thực phẩm chức năng

Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ👩‍⚕️ kĩ lưỡng trước khi quyết định cho con dùng thêm chế phẩm bổ sung magie. Những thực phẩm chức năng này có thể gây nguy hại cho bé nếu sử dụng sai liều lượng và sai cách.

Đối với dạng viên nén magie oxit, nếu bé có thể nuốt được viên nén💊, bác sĩ có thể cho con dùng trực tiếp ở dạng viên nén. Đối với dạng viên nén magie hydroxit, bé có thể nhai hoặc nuốt những viên này, hoặc bố mẹ có thể cắt nhỏ viên để bé dễ nuốt hơn. Dạng lỏng magie hydroxit dễ sử dụng nhất, tuy nhiên, bố mẹ không nên trộn lẫn với thức ăn của bé vì nó có thể làm mất tác dụng của thuốc.🙅‍♀️

Các loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây cản trở sự hấp thụ của các loại thuốc khác bé đang sử dụng như thuốc bổ sung canxi hay photpho. Vì vậy, bố mẹ nên sử dụng cho trẻ 2 giờ trước hoặc sau khi sử dụng loại thuốc khác.🙆‍♀️ 

💪Thừa magie ở trẻ

Bố mẹ nên lưu ý hiện tượng thừa magie chỉ xảy ra khi bố mẹ lạm dụng quá nhiều thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung magie. Bé có thể bị tiêu chảy ra nước🚽, cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và suy nhược. Bé sẽ bị sưng ở cổ họng, môi, lưỡi hoặc mật.😛 

Bé thấy khó thở, thở gấp, thở khò khè, nổi mề đay trên da, hay cảm thấy đầy hơi, chuột rút và đau bụng. Khi thấy những dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.🏥