Sốt🤕 là tình trạng bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó, sốt mọc răng và sốt do viêm họng là hai hiện tượng dễ nhầm lẫn mà bố mẹ cần phân biệt rõ để có biện pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Hiện tượng sốt cao
Vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virut🦠 bên ngoài, sốt là phản ứng phổ biến trước những tác động bên ngoài này. Bé có thể bị sốt do cảm lạnh, viêm họng, hoặc có thể do mọc răng.🤔
Dù sốt mọc răng hay sốt do viêm họng, bé đều có những triệu chứng chung như thân nhiệt tăng cao🌡️, mệt mỏi nhiều, quấy khóc và bỏ bú khiến bố mẹ khó phân biệt được sự khác biệt của hai tình trạng này. Để có những biện pháp phù hợp, bố mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sốt và những điểm để phân biệt, điển hình nhất là sốt do viêm họng.😀
Phân biệt sốt mọc răng và sốt do viêm họng
🤕Sốt mọc răng
Sốt mọc răng🦷 là dạng sốt rất thường gặp ở trẻ em. Bé có những biểu hiện đi kèm như chảy nước dãi nhiều hơn so với bình thường, sưng nướu răng, bé khó chịu vì đau nhức phần nướu nên luôn quấy khóc😭, còn có thể có biểu hiện đờ đẫn.
Vì ngứa mọc răng, bé bắt đầu có thói quen cắn, ngậm, cho vào miệng đồ vật xung quanh. Bé khó chịu nên luôn cảm thấy bứt rứt, khó ngủ so với thường ngày.💤 Sốt mọc răng thường là sốt nhẹ, không có những biểu hiện nặng khác như tiêu chảy, ho, chảy nước mũi.👃
Sốt mọc răng thường tồn tại từ 1-2 ngày và sau đó sẽ tự động khỏi, không cần điều trị gì. Khi bé sốt nhẹ dưới 38 độ, bố mẹ có thể chỉ cần thay quần áo👚, lau mát cho bé, chọn chất liệu quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát và dễ thấm mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước trong thời gian này qua bú sữa hoặc dung dịch oresol nếu cần thiết.🍼
🤕Sốt do viêm họng
Sốt do viêm họng thường trên 38 độ và đi kèm với những dấu hiệu khác như rét run🥶, ra mồ hôi nhiều. Bé dễ rơi vào tình trạng mất nước, cơ thể mệt mỏi và bủn rủn chân tay nhiều hơn so với sốt mọc răng. Bé bị chảy nước mũi, đau vùng hầu họng, chán ăn, bỏ bú mẹ.🤱
Sốt viêm họng thường do sự tấn công của virut, vi khuẩn vào hệ miễn dịch của bé🦠, hoặc do các bệnh lý khác liên quan tới hệ miễn dịch, bệnh lý viêm, nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin.💉
Sốt do viêm họng thường kéo dài trên 2 ngày. Bé cần dùng thuốc hạ sốt💊 và bổ sung thật nhiều nước ấm. Không nên cho bé bú vào ban đêm và làm sạch vùng miệng sau khi bú để giảm thiểu tối đa sự phát triển của vi khuẩn. Vì sữa mẹ có nhiều thành phần kháng thể, bé nên được bú sữa mẹ càng lâu càng tốt để hình thành hệ miễn dịch tốt nhất.🤱
Nếu bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc nghi ngờ bé sốt do viêm họng nhiễm liên cầu nhóm A, bé nên được đưa đi khám bác sĩ👩⚕️ và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định. Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.🙅♀️