Trẻ ngạt mũi khó thở là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Mặc dù ngạt mũi thường vô hại, bé cảm thấy khó chịu, thở nhanh, thở khò khè, thở rít. Áp dụng những biện pháp tại nhà, bố mẹ có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu đấy.👃
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
👃Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, thường dễ bị nghẹt mũi👃hơn người lớn vì đường mũi và đường thở của con còn nhỏ, mềm và sụn trên đường dẫn khi chưa trưởng thành. Khói thuốc lá🚬, virut, tiếp xúc với không khí khô đều là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi.
Khi bé tiếp xúc với tác nhân gây nghẹt mũi, niêm mạc đường hô hấp bị kích thích, sản xuất thêm chất nhầy trong mũi để loại ra các dị nguyên đường thở, gây tắc nghẽn đường thở.😥 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khác như thay đổi thời tiết, nhiễm virut🦠, hít thở chất ô nhiễm không khí, vẹo vách ngăn, dị ứng.
👃Triệu chứng khi bé bị nghẹt mũi
Khi bé còn nhỏ, kích thước đường thở chưa được ổn định, các sụn trên đường dẫn khí còn mềm, dễ bị đè xẹp hay tắc nghẽn nên bố mẹ khó có thể xác định chỗ tắc nghẽn.😥 Một số triệu chứng phổ biến như tiếng thở của bé ồn ào hơn mọi khi, ngáy khi ngủ, khó khăn khi cho bé ăn hoặc bú sữa.🤱
Bé có thể có đờm và ho khan, sổ mũi sụt sịt cả ngày, khó thở do mũi nghẹt.👃 Trong trường hợp bé bị tắc nghẽn đường thở bên dưới, những triệu chứng có thể bao gồm thở nhanh, thở gấp; ho khan và ho liên tục; bé quấy khóc😭 liên tục và bỏ bữa; da niêm tím tái khi bé khóc hay bú.
Cách điều trị nghẹt mũi tại nhà
👃Dùng thuốc nhỏ với nước muối sinh lý
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi của bé, sau đó sử dụng ống hút cao su để hút bớt chất nhầy trong mũi, giải phóng tắc nghẽn trong mũi của bé.😤 Bố mẹ lưu ý rửa sạch ống hút bằng xà phòng và nước, để khô ráo sau mỗi lần sử dụng.🚰
Bố mẹ có thể lặp lại thường xuyên trong ngày nếu cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả tốt nhất với trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ còn dưới 6 tháng. Đối với bé lớn hơn, bố mẹ có thể chỉ sử dụng nước muỗi làm loãng chất nhầy và để chúng tự đào thải ra khỏi mũi.😀
👃Lấy gỉ mũi
Chất nhầy có thể đông cứng lại thành một cục cứng dính xung quanh mũi bé, gọi là gỉ mũi, làm tắc nghẽn đường thở.👃Bố mẹ hãy làm ướt tăm bông với nước ấm và nhẹ nhàng lau bên trong hai bên lỗ mũi, lấy đi phần bám dính trên thành mũi để tránh gây tắc nghẽn thở cho bé.😀
👃Làm ẩm không khí
Đặt máy phun sương làm mát hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng tạo thêm độ ẩm cho không khí, nhất là khi mẹ hay bật điều hòa ở phòng bé. Độ ẩm không khí giúp lớp nhầy sinh lý trên bề mặt niêm mạc đường thở không bị khô lại và giúp thông mũi cho trẻ.🥰
Bố mẹ cần vệ sinh máy phun sương để bụi bẩn hay nấm mốc không bám dính trong máy. Một phương pháp thay thế hiệu quả không kém là đưa bé vào ngồi trong phòng tắm có hơi nước.🛀
👃Vỗ lưng cho trẻ
Mẹ vỗ nhẹ nhàng thật đều vào lưng của bé có thể giúp làm dịu tức ngực do tắc nghẽn. Mẹ có thể đặt bé nằm trên đầu gối và nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé bằng bàn tay thuận khum lại.🛏️
Một cách khác để vỗ lưng cho bé lớn là cho bé ngồi trên đùi với cơ thể hướng về phía trước khoảng 30 độ.🪑Tư thế này sẽ làm lỏng chất nhầy và giúp bé dễ ho ra đờm hơn.