Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm và là cột mốc phát triển quan trọng của mỗi bé. Tâm sự với con khi dậy thì không phải việc dễ dàng, đòi hỏi bố mẹ cần có kỹ năng và kiên trì thực hiện.😀
Khó khăn của bố mẹ khi tìm hiểu tâm sự tuổi dậy thì
👧Bé thể hiện tính độc lập
Bước vào tuổi dậy thì, bé thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý.👧 Đa số các bé đã nghĩ bản thân đủ trưởng thành, muốn sống và thể hiện sự độc lập như người lớn. Con có quan điểm cá nhân riêng, cách nghĩ riêng và mong muốn riêng nên muốn tự quyết định mọi thứ mà đôi khi không nghe lời bố mẹ.😀
👧Gia đình bận rộn với công việc
Việc cân đối giữa công việc, gia đình và con cái rất khó đối với nhiều phụ huynh đang loay hoay về tài chính💸 gia đình và không có nhiều thời gian cho con được. Có một số phụ huynh cho rằng, chỉ cần vững chắc về kinh tế, chu cấp cho con cái đầy đủ, con sẽ lớn lên khỏe mạnh.🙅♀️ Tuy nhiên, bố mẹ không có thời gian để trò chuyện và chia sẻ cùng con nên không thể biết trạng thái khủng hoảng tâm lý đến mức nào.
👧Bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ
Hầu hết bố mẹ nghĩ rằng mình có nhiều trải nghiệm nên có thể hiểu tất cả những suy nghĩ của bé do bé chưa có kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, cùng một sự việc nhưng ở thời điểm khác nhau và môi trường khác nhau, cách hiểu và thể hiện giữa bé và bố mẹ có khi đối lập, thậm chí xảy ra xung đột.😔
Bố mẹ làm gì để tâm sự với con tuổi dậy thì?
👧Dành thời gian cho con
Bố mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành lắng nghe con.⌛ Mỗi ngày bớt chút công việc để bố mẹ có thể có thời gian dành riêng cho trẻ. Điều này giúp bố mẹ và bé gắn kết và hiểu nhau hơn, tạo sự tin tưởng yên tâm của trẻ với bố mẹ.
👧Chuẩn bị kỹ lưỡng
Để dạy con đúng cách, bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì của con.📖 Từ sự thay đổi trong tâm sinh lý tuổi dậy thì, cách đặt tình huống, xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho con như thế nào, mẹ đều phải trang bị cho bản thân mình.👩
👧Quan sát con
Bố mẹ nên luôn quan sát mọi cử chỉ hành động, quan sát những diễn biến xung quanh bé để có thể đánh giá tình hình chính xác nhất.👀 Từ đó, bố mẹ có thể kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực ở trẻ.
👧Ghi nhận cảm xúc của con
Khi bé chia sẻ cảm xúc của mình, dù điều đó đúng hay sai, bố mẹ hãy ghi nhận suy nghĩ rồi phân tích từ từ cho bé hiểu.😇 Phản bác, quát mắng sẽ không có tác dụng mà còn khiến bé kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình hơn, từ đó mâu thuẫn xung động sẽ xảy ra.🙅
👧Chia sẻ với con
Bố mẹ có thể chia sẻ với con về quãng dậy thì của bản thân.😊 Mọi câu nói của bố mẹ rất quan trọng nên tránh làm tổn thương con bởi những câu nói vô ý.
Bé đang lớn và cần có không gian riêng. Bố mẹ không nên vi phạm quyền riêng tư của con như đọc trộm nhật ký, xem điện thoại📱 khi bé chưa đồng ý. Những điều này thể hiện bố mẹ không tôn trọng con, làm bé dần thu mình lại, đôi khi ghét người thân.😳