post-title

Vì sao bé hay đập đầu vào tường?

Mỗi lần bố mẹ thấy con đập đầu vào tường, không ít bố mẹ thấy sợ hãi và lo lắng, nhỡ đập đầu gây tổn thương não bé không. Nghe thật kỳ lạ, nhưng hành vi đập đầu vào tường của bé là một hành động bình thường! 


Hành vi đập đầu vào tường

Đập đầu vào tường🧱 có nhiều hình thức khác nhau. Một số bé đập đầu khi nằm úp mặt xuống giường, sau đó đập đầu liên tục vào gối hoặc nệm. Một số bé khác lại đập đầu vào tường, lan can cũi hoặc vào lưng ghế.🪑

Hành vi đập đầu vào tường không đáng lo ngại, đặc biệt khi nó chỉ xảy ra trong thời gian bé ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ.😴 Thói quen đập đầu này có thể bắt đầu hình thành từ khi bé 6-9 tháng tuổi.


Nguyên nhân gây đập đầu vào tường

🧱Rối loạn chuyển động nhịp nhàng liên quan đến giấc ngủ

Bé thường đập đầu trước khi chìm vào giấc ngủ để tự xoa dịu hoặc trấn tĩnh bản thân.😴 Tương tự như cách mẹ hay đung đưa nôi để đưa bé vào giấc ngủ, bé cũng chọn đập đầu như một hình thức tự an ủi, dẫn đến buồn ngủ. Bố mẹ có thể an tâm để bé tiếp tục hành vi này nếu nó không nguy hiểm vì thường nó chỉ kéo dài trong vài phút cho đến khi bé ngủ trở lại.😀

🧱Một số vấn đề về phát triển

Đập đầu có thể là dấu hiệu của chứng tự kỷ hay những tâm lý lo lắng của bé. Bố mẹ hãy quan sát thời điểm xảy ra va đập đầu và tần suất để xác định bé có đang gặp vấn đề về tâm lý không.😟

Nếu bé khỏe mạnh và phát triển bình thường về tâm lý, đập đầu vào tường thường chỉ xảy ra trước khi ngủ.💤 Nếu đập đầu thường xuyên, đập đầu liên tục dù bé đang tự làm tổn thương mình, kèm theo nhiều triệu chứng khác như chậm nói, bộc phát cảm xúc hoặc giao tiếp xã hội kém, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để loại trừ các tình trạng tiềm ẩn.👩‍⚕️


Giải pháp đối phó khi bé đập đầu vào tường

🧱Bỏ qua hành vi này

Nếu bố mẹ phản ứng điên cuồng bằng cách bế con hoặc cho con ra giường bố mẹ, bé có thể sẽ quen với việc đập đầu để thu hút sự chú ý của bố mẹ.😔 Nếu bố mẹ tỏ ra không để ý, hành vi này sẽ chỉ kéo dài trong vài phút. Bố mẹ hãy bỏ qua nếu hành vi không có nguy cơ gây hại cho bé.🙂

🧱Đặt lại vị trí cũi

Dù sao tiếng ồn khi bé đập đầu vào tường cũng làm bố mẹ lo lắng và ảnh hưởng tới những người khác trong nhà.👪 Mẹ có thể đẩy cũi ra xa tường để bé không đập đầu nhiều vào tường.

🧱Ngăn ngừa nguy cơ bị thương

Nếu mẹ lo lắng con có thể làm mình bị thương, mẹ hãy đặt đệm dọc theo đầu giường.🛏️ Mẹ cũng có thể lắp lan can trên giường bé để bé tránh ngã khi đập đầu. Không nên đặt thêm gối, chăn khi bé còn ngủ trong cũi để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh nên mẹ chỉ đặt gối khi thật sự bé có thể bị thương do đập đầu nhé.⚠️ 

🧱Dành nhiều sự chú ý cho trẻ

Bố mẹ hãy đảm bảo rằng con luôn nhận được sự chú ý tích cực.🥰 Đôi khi bé đập đầu để gây sự chú ý. Gia đình quát mắng hay nói nặng lời chỉ làm vấn đề trở nên tồi tệ nghiêm trọng hơn vì bé còn quá nhỏ để hiểu tình hình.☹️  

🧱Bảo vệ con khỏi bị thương

Kiểm tra các ốc vít và bu lông trên cũi của bé để đảm bảo an toàn cho trẻ.😀 Tấm chắn cũi, lan can nên được đóng chắc chắn và buộc chặt để bé không thể chui đầu vào.

🧱Cố gắng đừng lo lắng

Bé có thể bị bầm tím nhẹ nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng. Đây cũng là cách dạy bé tự điều chỉnh hành vi nếu thấy đau.😀 Bé học được ngưỡng chịu đau của mình và dừng lại khi cảm thấy đau.

🧱Hướng con sang những hoạt động khác

Mẹ nên giúp bé tìm ra những hoạt động khác như cùng nhảy múa, đánh trống, vỗ tay theo nhạc cùng bé.🪕 Mẹ hãy thử đặt một máy phát nhạc trong phòng của bé để bé nhún nhảy theo nhạc xem sao. Hoạt động nhiều trong ngày cũng giúp đốt cháy một phần năng lượng và bé sẽ dễ ngủ hơn.🎵

🧱Bắt đầu một thói quen khác trước khi đi ngủ

Nếu bé đập đầu vào tường như một cách để ru ngủ bản thân, mẹ hãy thiết lập một thói quen thư giãn khác cho bé trước khi đi ngủ.😀 Tắm bằng nước ấm, đọc sách hay hát ru🎶 bé ngủ đều có thể đem lại hiệu quả. Mẹ còn có thể vuốt ve trán hay xoa lưng bé để bé cảm thấy an tâm hơn.