post-title

Huấn luyện dùng bô cho bé

Khóa huấn luyện bé dùng bô đi vệ sinh không bắt đầu từ một độ tuổi cố định. Nhờ có sự tiện lợi của tã giấy, nhiều gia đình đã lựa chọn đóng tã cho con thay vì tập dùng bô cho bé.🧻


Ưu điểm của huấn luyện dùng bô

🚽Thúc đẩy liên kết giữa bố mẹ và bé

Việc dạy bố cho bé đồng nghĩa mẹ phải liên tục quan sát để tìm dấu hiệu sắp tè hoặc ị.👀 Mẹ dần hiểu rõ nhu cầu của con hơn, liên tục giao tiếp với con nên mối quan hệ giữa gia đình và bé trở nên khăng khít hơn.

🚽Thoải mái hơn cho bé

Đôi lúc, bé quấy khóc là do khó chịu khi phải mặc tã, kể cả tã vải hay giấy. Khi bé dùng bô, tình trạng như bé bị phát ban, hăm tã cũng được giảm và cải thiện nhiều hơn.😀

🚽Giúp bé phát huy bản năng tự lập

Khi bé trở nên cứng cáp hơn và muốn độc lập làm theo ý của mình, khuyến khích bé tự bò đến bô khi muốn đi vệ sinh sẽ làm bé năng động hơn.😍 Thay vì chờ mẹ thay tã hàng ngày, giờ bé hiểu hơn nhu cầu của bản thân và tự động đi vệ sinh giải quyết. 

🚽Giảm số lượng tã thải ra môi trường

Tã giấy dùng một lần thường khó phân hủy và tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên khác trong công đoạn sản xuất và giặt thay. Dạy bé sử dụng bô sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho ngân sách gia đình mình đấy!🙆‍♀️


Nhược điểm của huấn luyện dùng bô

🚽Mất nhiều thời gian và tâm huyết

Kỹ thuật dùng bô để thành công cần được áp dụng thường xuyên để bé có thể hình thành thói quen mới.⌛ Mẹ sẽ liên tục để ý đến bé trong một khoảng thời gian để đoán trước nhu cầu của con, dần dần mẹ quen rồi sẽ cảm thấy rất dễ. Tuy nhiên, nếu cả nhà bận đi làm, trường mẫu giáo🏫 hay người thuê cũng khó có thể sẵn sàng để ý bé kĩ thực hiện nhiệm vụ này.

🚽Bé chưa sẵn sàng về thể chất

Bé bắt đầu nhận thức đầy đủ cảm giác của bàng quang hoặc trực tràng khi được 12 tháng tuổi và chủ động kiểm soát được chúng khi bé 18 tháng tuổi. Nếu mẹ bắt bé học cách dùng bô quá sớm khi bé chưa sẵn sàng, thì có lẽ không thực sự mang lại lợi ích.🤔

🚽Đòi hỏi kiên nhẫn

Mẹ dễ cảm thấy khó khăn và bực tức trong quá trình này vì có thể bé mất nhiều thời gian hơn mẹ nghĩ để làm quen.😞 Có bé sử dụng bô được vài tuần, rồi lại gặp sự cố hoặc bé không thể hiện cảnh báo nào để bố mẹ biết. Bố mẹ đừng vì thế mà thất vọng về con nhé, vì bé cũng đang rất cố gắng mà!🥺

🚽Chuẩn bị dọn dẹp hỗn độn

Sự cố xử lý không kịp thường xuyên xảy ra. Mẹ hãy luôn chuẩn bị tinh thần lau dọn nếu không đưa bé đi vệ sinh kịp thời.🧹 


Phương pháp dạy bé tự đi vệ sinh

🚽Các bước dạy bé

Thường mẹ nên bắt đầu huấn luyện bé dùng bô từ sơ sinh đến 4 tháng. Sau một thời gian mẹ quan sát bé và nhận dạng dấu hiệu bé muốn đi vệ sinh, khi nào và bao lâu bé bắt đầu buồn đi, hay bé có phát ra tín hiệu không, lúc đó mẹ hãy nhẹ nhàng bế bé vào toilet hoặc bô.💪 

Trong khi bé đang đi, mẹ hãy tạo ra tiếng động mà bé sẽ liên kết với việc đi vệ sinh như “si” hoặc “ị” kéo dài.🕪 Lặp lại âm thanh này nhiều lần giúp bé học cách nhận tín hiệu và kết nối với hành động sử dụng bô. Nếu bé xảy ra sự cố, mẹ cũng hãy dọn dẹp với tinh thần lạc quan để bé thoải mái về quá trình đi vệ sinh.😀 

Ban đêm🌃v, mẹ hãy đặt bô bên cạnh bé và cho bé sử dụng trước khi ngủ. Mẹ vẫn có thể linh hoạt dùng tã hoặc tấm chống thấm nước đề phòng sự cố xảy ra. Mẹ hãy luôn lạc quan và không đặt áp lực lên bé, nếu không bé sẽ dần có nỗi sợ đi vệ sinh đó.🥲

🚽Hiệu quả dạy bé dùng bô sớm

Tùy vào mục đích của mẹ, việc dạy bé dùng bô sớm sẽ phù hợp với từng gia đình.👪 Nếu mục đích của mẹ là sử dụng ít tã và tạo cơ hội cho bé thực hành kĩ năng thiết yếu sau này, việc dạy bé dùng bô sớm được khuyến khích. Nếu mục tiêu của mẹ là bé không cần dùng tã nữa và không tè dầm nữa, có lẽ mẹ không nhất thiết phải dạy bé dùng bô.👌