post-title

Bé nên dùng núm vú giả như thế nào?

Núm vú giả được thiết kế tương tự như núm vú mẹ🤱, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và thiết kế khác nhau. Núm vú giả cũng có nhiều lợi ích và nhược điểm, mẹ hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi mua và sử dụng cho bé nhé.😀


Núm vú giả là gì?

Núm vú giả là một vật có thiết kế tương tự như núm vú mẹ, được làm bằng cao su, nhựa hoặc silicon.😀 Đây sẽ là lựa chọn tốt để dỗ dành bé mỗi khi bé quấy khóc sau khi bú, ợ hơi, cáu kỉnh, bực bội. Mút là bản năng tự nhiên của trẻ, tạo cảm giác thư giãn, an toàn và thoải mái.🤗 


Lợi ích của núm vú giả

🤱Giúp xoa dịu trẻ

Một số bé rất quấn mẹ luôn thích được mẹ ôm, âu yếm và chỉ bú khi đói.🍼 Có bé rất thích ti mẹ dù đã bú đủ, nếu không thấy hơi mẹ, bé sẽ quấy khóc. Núm vú giả sẽ giúp xoa dịu trẻ, làm bé cảm giác thoải mái và an toàn. Đặc biệt trong những ngày bé phải đi tiêm chủng hay xét nghiệm, dùng núm vú giả sẽ làm bé an tâm hơn rất nhiều.😍

🤱Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Bé sơ sinh sử dụng núm vú giả khi ngủ sẽ giảm nguy cơ đột tử.☠️ Những nghiên cứu này không cho thấy bản thân núm vú có thể ngăn ngừa SIDS, chỉ là việc sử dụng núm vú giả có quan hệ chặt chẽ làm giảm nguy cơ SIDS thấp hơn.😀

🤱Hỗ trợ cho việc đi lại của trẻ

Cho bé ngậm núm vú giả trong chuyến bay dài có thể giúp giảm đau tai do thay đổi áp suất không khí khi bay.✈️ Núm vú giả cũng hữu xích nếu bé đang quấy khóc trên ô tô🚔 hoặc xe đẩy.

🤱Hỗ trợ trẻ vào giấc ngủ

Sau khi được bú và ợ hơi, ngậm núm vú giả có thể giúp bé vào giấc ngủ dễ hơn.😴 Bé cảm thấy an tâm hơn như mẹ đang vỗ về bên cạnh nên bé sẽ thoải mái để đi vào giấc ngủ hơn.

🤱Dễ dàng ngừng sử dụng

Khi nào bố mẹ quyết định đến lúc cho bé ngừng sử dụng núm vú giả. mẹ có thể cất nó đi. Khác với thói quen khác như bé mút ngón tay, ngưng sử dụng núm vú giả dễ dàng hơn và không tốn nhiều thời gian cho bé thích nghi.🙆‍♀️


Nhược điểm của núm vú giả

🤱Phụ thuộc núm vú

Khi sử dụng một thời gian, bé sẽ dễ phụ thuộc vào núm vú giả, rất khó chịu, quấy khóc nếu mẹ không cho sử dụng.😠 Khi ngủ, nếu núm vú rơi ra khỏi miệng bé, có thể bé sẽ quấy khóc đêm.

🤱Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa

Sử dụng núm vú giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa.👂 Vì tỷ lệ nhiễm trùng tai giữa trước 6 tháng tuổi rất thấp trong khi nguy cơ đột tử sơ sinh cao nhất, mẹ cân nhắc cho bé sử dụng núm vú giả cho đến 6 tháng tuổi để giảm nguy cơ SIDS rồi cho bé ngừng sử dụng dần để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai giữa.👌

🤱Ảnh hưởng việc bú

Nếu mẹ cho bé ngậm núm vú quá sớm, bé có thể bú mẹ ít thường xuyên hơn và bỏ bú mẹ sớm. Tuy nhiên, tùy bé với tính cách khác nhau, việc bú mẹ có thể không bị ảnh hưởng ở một số bé.🤱 

🤱Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Sử dụng núm vú giả vài năm đầu đời không gây ra ảnh hưởng đến các vấn đề răng lâu dài.🦷 Nếu bé sử dụng núm vú giả kéo dài, khớp cắn và răng của bé có thể bị lệch hoặc không vào đúng cách.


Hướng dẫn sử dụng núm vú giả cho bé

🤱Đợi bé có khả năng bú tốt

Mẹ nên đợi đến khi bé có khả năng bú tốt, thường khi bé được 3-4 tuần tuổi rồi mới cho bé dùng núm vú giả. Mẹ nên hạn chế sử dụng núm vú giả nếu đang gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa.🤫

🤱Núm vú giả không phải biện pháp đầu tiên

Núm vú giả không nên là biện pháp đầu tiên để dỗ dành trẻ. Mẹ nên thử những cách khác như thay đổi cách bế, đung đưa, bế bé ra ngoài.🏃‍♀️

🤱Chọn loại núm vú phù hợp

Mẹ chú ý lựa chọn núm vú được làm từ chất liệu và thiết kế an toàn. Khi đã tìm được loại bé thích, mẹ có thể mua sẵn một vài chiếc để bé dùng thay thế hàng ngày nhé.😚

Mẹ không nên chọn loại có thêm trang trí vì bé sẽ dễ cắn mút, có thể gây nguy cơ ngạt thở cho trẻ.🙅‍♀️ Nếu bé không thích núm vú giả, mẹ đừng bắt bé sử dụng. Trong khi ngủ💤, nếu núm vú rơi ra, mẹ không cần phải đặt lại cho bé.

🤱Không phủ đồ ngọt vào núm vú

Mẹ không phủ đường, mật ong🍯 hay bất kỳ đồ ngọt vào núm vú. Răng và nướu của bé có thể bị tổn thương đó!🦷

🤱Không sử dụng núm vú bình sữa thay thế

Núm vú bình sữa không thể thay thế núm vú giả. Bé có thể ngậm vú ra khỏi nắp và bị sặc.🍼☠️

🤱Thường xuyên kiểm tra núm vú

Mẹ phải thường xuyên kiểm tra sự hao mòn của núm vú, loại bỏ núm vú có vết nứt hay có dấu hiệu mòn.👀 Nếu thấy bé đang nhai núm vú, mẹ nên cất đi vì có thể các mảnh nhỏ rơi ra khi bé nhai, gây nguy cơ ngạt thở.👃

Để ý các bộ phận lỏng lẻo trên núm vú, đề phòng các bộ phận này rơi và hư hỏng có thể gây nguy cơ ngạt thở cho bé. Mẹ hãy luôn lựa chọn núm vú mềm từ các nhà sản xuất uy tín, bảo vệ sức khỏe bé nhé!👍