post-title

Sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo sở y tế, số ca trẻ em nhiễm sốt xuất huyết đang ngày tăng cao, đặc biệt trong thời gian gần đây..🦟


Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

🦟Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết, bé thường hay bị sốt cao đột ngột, liên tục.🤒 Bé nhỏ thì khó chịu và thấy bứt rứt. Bé lớn hơn thì thấy chán ăn, buồn nôn hay đau đầu, biểu hiện da sung huyết, đau cơ khớp, nhức hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.🩸

Dù mẹ có đưa bé đi xét nghiệm máu, kết quả cũng không rõ ràng. Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, nhưng số lượng bạch cầu thường giảm.👩‍⚕️

🦟Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, bé bước vào giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3- 7 khi mắc bệnh. Bé có thể bị thoát huyết tương, tức là lượng huyết tương trong máu thoát ra khiến bụng bị chướng to, thường kéo dài trong 24-48 giờ, gây nguy cơ dẫn đến tử vong cao ở các bé.🧟‍♂️

Khi mẹ đưa bé đi khám, có thể thấy bé bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to bất thường, mí mắt phù nề. Nếu tình trạng thoát huyết tương chuyển biến nặng, bé dễ bị sốc, vật vã, bứt rứt, lạnh tay chân, mạch nhanh nhỏ, đi tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo huyết áp.😟 Các nốt xuất huyết rải rác mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn, xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.🤯

Tuy nhiên, xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc của sốt xuất huyết. Kể cả khi bé không có dấu hiệu xuất huyết, bé cũng có thể trong giai đoạn nguy hiểm và khiến bé tử vong.🤯

🦟Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm tầm 48-72 giờ, bé hết sốt, tình trạng cải thiện tốt hơn, bé bắt đầu thèm ăn, huyết áp ổn định và đi tiểu nhiều hơn.😀 Bác sĩ xét nghiệm máu lại có thể thấy số lượng bạch cầu tăng trở lại, số lượng tiểu cầu cũng dần tăng về mức bình thường nhưng chậm hơn bạch cầu.😀


Điều trị sốt xuất huyết cho bé tại nhà

🦟Thuốc hạ sốt

Nếu bé sốt cao trên 39 độ, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng đúng với độ tuổi bé. Mẹ chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu.💊

🦟Uống nhiều nước

Mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước hoặc uống oresol vì khi cơ thể mệt bé dễ mất nước. Mẹ có thể nấu cháo loãng để giúp bé dễ ăn và bổ sung chất điện giải cho bé.🌊

🦟Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của bé nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ trong ngày.🍲 Dù biết tâm lý mẹ sẽ muốn bé ăn nhiều để bé mau khỏe, bé sẽ hơi mệt trong giai đoạn này nên mẹ kiên nhẫn với bé và đừng giục bé quá nhiều nhé.

🦟Nghỉ ngơi

Bé rất cần được nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong thời gian bé bị sốt xuất huyết. Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu vật vã, lừ đừ, đau bụng ngày càng nặng, nôn ói liên tục khi ăn, mẹ hãy đưa bé đi bác sĩ ngay nhé.🚑


Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

🦟Vệ sinh nơi ở

Nơi ở của bé cần được giữ vệ sinh sạch sẽ và thoáng mát. Điều kiện bẩn và ẩm thấp là nơi thích hợp để muỗi cư trú và sinh sản phát triển. Muỗi sẽ hành động vào ban đêm gây hại cho bé đó.🍃

🦟Chọn quần áo cho bé

Cho bé mặc quần áo dài tay để tránh muỗi khi đi ngủ. Ngủ trong màn kể cả ban ngày.👚 Mẹ có thể sử dụng vợt điện diệt muỗi hoặc bình xịt diệt muỗi nhưng chất hóa học trong bình thường độc hại cho bé. Mẹ nên xịt sau khi bé được đi ra ngoài và quay lại phòng sau vài tiếng.🙆‍♀️