post-title

Bé bị ngộ độc thực phẩm?

Những bệnh liên quan đến vi khuẩn khó có thể nhận biết được bằng mắt và luôn gây nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho chúng ta. Vi khuẩn salmonella, thủ phạm khiến hàng trăm học sinh bị ngộ độc thực phẩm ở Nha Trang nguy hiểm tới mức nào?🦠😯


Vi khuẩn Salmonella và nguồn lây

🦠Vi khuẩn Salmonella

Salmonella là loại vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa của người và động vật. Chúng đi vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng độc tố tấn công vào cơ thể người nhiễm, tổn thương niêm mạc ruột, kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu hoặc có thể gây thủng ruột.😯 Nội độc tố của vi khuẩn còn có thể đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân. 

🦠Nguồn lây nhiễm vi khuẩn Salmonella

Salmonella phổ biến hơn trong thực phẩm từ động vật, như trứng🥚, thịt bò và gia cầm nhưng cũng có thể có trong trái cây và rau quả đã bị ô nhiễm. Salmonella có thể được lây nhiễm từ thực phẩm này sang thực phẩm khác bằng tay hoặc các dụng cụ nhà bếp. 

Vi khuẩn salmonella còn sống trong ruột của một số loài động vật như chim, gà🐔, động vật lưỡng cư như ếch, động vật bò sát như rùa hay rắn. Nếu phân của những động vật này dính vào tay mẹ hay bé, mẹ có thể lây bệnh cho chính mình hoặc người khác.


Nhiễm vi khuẩn Salmonella

🦠Triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella

Nếu bé bị nhiễm vi khuẩn, bé thường có triệu chứng tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Bé còn có thể bị đau đầu, tiêu chảy kèm theo sốt hơn 39 độ C🤒 và không thuyên giảm 3 ngày. Nhiều dấu hiệu mất nước như khô miệng, lượng nước tiểu ít và cảm thấy chóng mặt khi bé đứng. Đặc biệt, mẹ có thể thấy bé hay cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều.

🦠Phát hiện vi khuẩn Salmonella

Nếu mẹ thấy bé có những triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Để xác nhận có bị mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ gửi một mẫu phân tích dịch ruột của bé đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella.👩‍⚕️

🦠Cách giúp bé bị nhiễm vi khuẩn

Sau khi đã xác định chắc chắn bé bị nhiễm vi khuẩn, bé được coi là ngộ độc thực phẩm. Bé nên thường xuyên uống nhiều nước🌊 và nghỉ ngơi để phục hồi an toàn trong vòng 1 tuần. Nếu tiêu chảy quá nặng, bé có thể phải nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch và cần các phương pháp điều trị khác. 

Mặc dù Salmonella là do vi khuẩn gây ra, thuốc kháng sinh💊 thường không giúp phục hồi nhanh hơn trừ khi hệ thống miễn dịch của bé yếu hoặc nhiễm trùng đã xâm nhập vào máu. Đôi khi điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài thời gian bé nhiễm vi khuẩn và làm tăng khả năng bị bệnh lại do nhiễm trùng tương tự. Vì thế nên mẹ không được tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh mà chưa có xác nhận của bác sĩ nhé!🙅‍♀️

Nếu bé có những triệu chứng như có vấn đề miễn dịch, dùng thuốc có tác dụng phụ làm suy giảm hệ miễn dịch, bị bệnh hồng cầu lưỡi liềm, đang sử dụng thuốc để kiểm soát dạ dày hoặc có vấn đề về lá lách, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng nhất.🤗 


Phòng chống nhiễm vi khuẩn Salmonella

Rửa tay và rửa tay và rửa tay!🧼 Đây là việc quan trọng nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi bất kỳ loại vi khuẩn! Mẹ nên cho bé rửa tay sau khi chơi với động vật. Nếu bé dưới 5 tuổi, bé không nên chạm vào động vật có khả năng mang vi khuẩn. Mẹ cũng nên mang thú cưng đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.🦮

Để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn từ thực phẩm, mẹ không nên cho bé ăn trứng, thịt hoặc gia cầm nấu chưa chín mà tất cả nên được chín kỹ. Ăn chín uống sôi rất quan trọng! Mẹ nên để thịt chưa nấu chín tránh xa thức ăn đã được chế biến sẵn, rửa tất cả bề mặt bếp, dao và các dụng cụ khác sau khi sử dụng.😋 Bảo quản thực phẩm ngay trong tủ lạnh và tủ đông trong vòng 1-2 giờ cả khi thực phẩm mới được chế biến. Cả nhà mình cùng giữ gìn vệ sinh tránh xa vi khuẩn nhé!💖