post-title

Tư thế gội đầu cho mẹ bầu

Gội đầu khi mang thai cần nhiều kỹ năng hơn, không những làm sạch da đầu mà còn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Vậy đâu mới là tư thế gội đầu phù hợp cho mẹ bầu?


Tư thế gội đầu ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?

Bất kỳ tư thế nào cũng sẽ tác động ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.🤰 Nếu không chú trọng các tư thế đứng, ngồi, đặc biệt là tư thế gội đầu, mẹ có thể bị tê chân, phù chân, đau lưng, giãn tĩnh mạch, đặc biệt là khiến tử cung bị chèn ép, gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Bụng mẹ càng lớn khi thai nhi càng lớn, một sang chấn mạnh cũng có thể gây áp lực lên tử cung và gây nguy hiểm cho bé ạ!😲


Tư thế gội đầu an toàn cho mẹ bầu

🧴Tư thế ngồi

Nếu mẹ đang ở trong những tháng cuối thai kỳ, ngồi gội đầu không phải là tư thế gội đầu được khuyến khích nhất.🧘 Nhưng mà mẹ biết không, có một loại chậu gội chuyên dụng mà mẹ sẽ không cần phải cúi người xuống trước hay ngả người ra sau mà chỉ cần ngồi thẳng. Chậu sẽ được gắn sát vào lưng bằng đai cố định, giúp mẹ giữ tư thế an toàn ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nhưng để gội được, mẹ cần sự hỗ trợ của bố đó vì mẹ không thể tự mình gội được!🧚

🧴Tư thế đứng thẳng

Đây là tư thế tắm gội dễ thực hiện và an toàn mà mẹ hoàn toàn có thể tự mình thực hiện được.🚿 Mặc dù tư thế này rất an toàn trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, sàn trơn trượt làm mẹ dễ ngã có thể gây nguy hiểm lớn. Những cú ngã gây ra va chạm mạnh, đặc biệt là ngã sấp sẽ khiến mẹ có nguy cơ sảy thai.☠️

🧴Tư thế nằm ngửa gội đầu

Đây là tư thế vô cùng phổ biến đặc biệt là khi mẹ chọn ra tiệm gội đầu. Mẹ cũng có thể thực hiện ngay tại nhà với sự trợ giúp của bố. Dù thế, mẹ không nên nằm ngửa khi mang thai, đặc biệt là vào những tháng giữa và tháng cuối của thai kỳ.👀 Trọng lượng tử cung đè lên cột sống, cơ lưng và các mạch máu lớn dễ dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm mẹ khó chịu và có thể gây giảm tuần hoàn cho bé. 


Mẹ lưu ý khi gội đầu

🧴Thời điểm gội đầu

Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ vô cùng nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ nên virus và vi khuẩn có hại rất dễ xâm nhập.🦠 Mẹ nên tránh các thời điểm gội đầu như đêm khuya; lúc sáng sớm; lúc đang đói hoặc khi mới ăn no; đang đổ mồ hôi; sức khỏe đang yếu hoặc đang sốt, bị cảm; lúc bị động thai; khi ốm nghén, mệt mỏi, nôn ói.🤮 

🧴Số lần gội đầu

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ, mẹ có thể cân nhắc lịch thường xuyên gội đầu như thế nào.😀 Nếu mẹ bị ốm hoặc thân nhiệt tăng, việc tắm gội thường xuyên là không cần thiết, mẹ có thể gội đầu 2 lần/ tuần hoặc ít hơn.

Nếu thời tiết lạnh, mẹ không ra nhiều mồ hôi hoặc đang ốm nghén, mẹ có thể gội 2 lần/ tuần. Nếu mẹ khỏe mạnh, mẹ nên gội đầu 2 ngày/ lần. Việc vệ sinh đều đặn sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ viêm nhiễm đó ạ!😘

🧴Dầu gội đầu

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động hóa chất chăm sóc tóc👩‍🦱 có tác hại như thế nào đến mẹ bầu, khả năng các hóa chất này hấp thụ qua da đầu, làm ảnh hưởng đến thai nhi vẫn có thể có. Để an toàn nhất cho cả mẹ và bé, mẹ nên tránh sử dụng hóa chất để gội đầu và nên thay bằng các loại dầu gội có thành phần tự nhiên, dầu gội dược liệu, bồ kết hay các loại dầu gội đã được kiểm chứng an toàn cho bà bầu.🥰