post-title

Bé sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Bé sinh non thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên không phải trường hợp sinh non nào cũng sẽ nguy hiểm ạ.


Đủ tháng và sinh non

👶Thai đủ tháng

Theo tổ chức March of Dimes của Mỹ, thời gian mang thai của mẹ thường kéo dài 40 tuần (280 ngày).😀 Thời gian này được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày dự sinh. Thai đủ tháng đúng định nghĩa sẽ là một thai kỳ kéo dài từ 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần 6 ngày. Bé sinh đủ tuần có thể sinh vào ngày cách 1 tuần trước ngày dự sinh đến 1 tuần sau ngày dự sinh.📅

👶Sinh non

Bé được coi là sinh non khi bé được sinh ra trước 37 tuần thai. Sinh non còn chia thành nhiều cấp độ như:👇

Sinh non muộn: sinh từ 34 đến 36 tuần của thai kỳ

Sinh non vừa phải: sinh từ 32 đến 34 tuần của thai kỳ

Sinh rất non tháng: sinh dưới 32 tuần của thai kỳ

Sinh cực kỳ non tháng: sinh vào hoặc trước 25 tuần của thai kỳ


Khi bé sinh non

👶Dấu hiệu sinh non

Khi bé có dấu hiệu sinh non, mẹ sẽ thấy các triệu chứng như bong nút nhầy, vỡ ối hay ra máu âm đạo.🩸 Mẹ cảm thấy nặng tức trong xương chậu hoặc bụng dưới, đau lưng liên tục và âm ỉ, bụng co cứng có thể kèm theo tiêu chảy. 

Những cơn đau thắt bụng càng xuất hiện thường xuyên, các cơn thắt có thể gây ra đau hoặc không. Mẹ còn có thể bị vỡ nước ối.🌊

👶Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho bé?

Bé sinh non trước 24 tuần tuổi thường không thể sống vì các bộ phận cơ thể, đặc biệt là phổi chưa phát triển đủ để duy trì sự sống cho bé.😟 Những em bé sinh non từ 24 tuần trở lên có khả năng sống sót cao hơn, tuy nhiên bé có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe vì chưa phát triển hoàn toàn trong bụng mẹ.

Hầu hết các bé sinh non trước 32 tuần và nặng 2.5kg trở xuống có thể cần trợ thở và được theo dõi trong phòng chăm sóc tích cực (NICU) cho đến khi bé phát triển đủ để tự sống. Còn những bé sinh non từ 32 đến 37 tuần sẽ được chăm sóc và theo dõi ở phòng chăm sóc đặc biệt (SCN).🏥


Cách chăm sóc bé sinh non

👶Tiếp xúc da kề da

Ngay sau khi sinh, mẹ nên thực hiện phương pháp cho bé tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Điều này giúp bé hạn chế cơn ngừng thở, tránh lạnh, khăng khít mối quan hệ giữa mẹ và con nữa.💖

👶Tiệt trùng mọi đồ dùng cho bé

Trước và sau khi thay tã cho bé, mẹ phải đảm bảo rửa tay vệ sinh trước khi ôm bé lại.🧼 Các đồ dùng cho bé như bình sữa, ly, muỗng đều phải vô trùng. Quần áo và đồ dùng của bé được để riêng và giữ sạch sẽ.

👶Ưu tiên dùng sữa mẹ

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng vô giá và quan trọng nhất đối với bé sơ sinh. Hãy ưu tiên cho bé uống sữa mẹ. Nếu mẹ không đủ sữa thì mẹ mới cho bé uống sữa công thức.🤱

👶Môi trường thoáng mát

Mẹ luôn để bé ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa, tránh tiếng ồn, khói thuốc lá và ánh sáng chói. Mẹ phải luôn để ý tới bé vì bé dễ bị tím và ngưng thở, đặc biệt là sau khi bú.👀

👶Mẹ bổ sung dinh dưỡng

Mẹ bổ sung dinh dưỡng tốt thì bé mới hấp thụ được những dinh dưỡng này từ sữa mẹ. Mẹ hãy bổ sung vitamin D, sắt, và các vitamin khác để giúp bé khỏe mạnh những ngày này nhé.🤤

👶Tái khám định kỳ

Tái khám theo hẹn của bác sĩ để bé luôn được đảm bảo ở trạng thái sức khỏe ổn định nhất. Bác sĩ đồng thời đánh giá dinh dưỡng và phát triển của bé theo định kỳ.👩‍⚕️