post-title

Bé có thể nhớ chuyện xảy ra trong bụng mẹ không?

Khi bé ra đời, mỗi lần nghe thấy bé nói “Mẹ ơi, trong bụng mẹ tối lắm”, hay là “Khi ở trong bụng mẹ, con buồn lắm mỗi khi nghe thấy bố và mẹ lớn tiếng với nhau”, hẳn mẹ ngạc nhiên lắm.😧 Mẹ vô cùng giật mình không biết có thật sự bé đang kể lại những gì bé nhớ không. Vậy bố mẹ hãy cùng Baby Billy tìm hiểu xem nhé!


Kí ức là gì?

🧠Hai loại kí ức

Trí nhớ hay kí ức là một khả năng có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài khi có tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện lại thông tin được lưu giữ. Theo thời gian tồn tại của trí nhớ, trí nhớ có thể được chia làm ba loại: trí nhớ tức thời, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.👌 

🧠Bé biết mẹ cảm thấy như thế nào?

Hương vị nước ối của mẹ phụ thuộc vào tình trạng và tâm trạng của mẹ. Khi bé nằm trong nước ối trong bụng mẹ, bé có thể cảm nhận được sự thay đổi này.🌊 Đặc biệt, bé có nhiều nụ vị giác phát triển hơn so với người lớn, giúp con trở thành chuyên gia nếm thử và nhận biết được cảm xúc của mẹ.

Mẹ có thấy rằng kí ức vui hay kí ức buồn thường được nhớ rất lâu không? Đó là vì kí ức bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.😃 Những kí ức này được ghi nhớ chặt trong trí nhớ của mẹ bởi vì chúng liên kết với cảm xúc của mẹ thời điểm đó. Khi mẹ nói, khi nhịp tim của mẹ thay đổi tùy lúc vui hay căng thẳng, khi nhịp thở của mẹ thay đổi, bé đều dành toàn bộ sự chú ý lên mẹ và lắng nghe hoàn toàn. Tất cả đều mang đến thông điệp nhất định, giúp con có thể cảm nhận được chính xác cảm xúc của mẹ trong bụng.🤰


Trí nhớ của bé

🧠Sự phát triển não bé

Ngay từ tuần thứ 3 thai kỳ, não bộ của bé đã bắt đầu hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện đến khi bé được sinh ra. Vào khoảng tuần thứ 6-7 của thai kỳ, sự phát triển não bắt đầu từ ống thần kinh. Một số tế bào thần kinh đặc biệt có mặt và di chuyển khắp phôi để tạo ra các dây thần kinh đầu tiên.🤯

Đến tuần thứ 27, thân não của bé gần như hoàn toàn trưởng thành đủ để em bé biết giật mình nếu như có tiếng động lớn bên ngoài tử cung, hay thậm chí bé biết quay đầu hướng về giọng nói người thân bên ngoài. Bắt đầu từ tuần thứ 28, hệ thần kinh trung ương phát triển mạnh mẽ nhất, có thể điều khiển nhịp thở và kiểm soát nhiệt độ cơ thể.🌡️

🧠Bé bắt đầu có kí ức lúc nào?

Kí ức của bé được phát triển dần dần sau 3 tháng. Tuy nhiên, ở thời điểm này, trí nhớ của bé chỉ là trí nhớ tức thời từ những tác động nhỏ bên ngoài. Trí nhớ ngắn hạn dần được hình thành sau 8 tháng và bé có thể nhớ trong vài phút đến vài giờ.⌛


Dù bé có kí ức hay không có kí ức…

🧠Bé có kí ức

Khi em bé ra đời, bé khóc thật to nhưng chỉ cần nghe thấy tiếng mẹ, bé bỗng cảm thấy an tâm hơn và nín khóc phải không? Đó là vì thai nhi có thể nhận ra giọng nói của mẹ ngay từ khi mới chào đời. Trong những tuần thứ 16-20 của thai kỳ, bé có thể nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó rồi.😍 

🧠Quà tặng lớn nhất cho bé là tình yêu thương bố mẹ

Nhiều người cho rằng trí nhớ của bé trong bụng không phải là kí ức thật, chỉ là những kí ức tức thời được tạo ra bởi yếu tố môi trường tác động bên ngoài. Dù đây có phải kí ức thật hay không, điều quan trọng hơn cả là sự giáo dục và tình yêu thương của bố mẹ đối với bé khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Gia đình mình hạnh phúc, mẹ bình an vượt qua thai kỳ, đó mới là sự ảnh hưởng tốt nhất đối với bé.💖