Sữa mẹ về nhiều sẽ dẫn đến tình trạng vú mẹ bị căng tức, cứng, thậm chí là đau khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài, mẹ có thể bị tắc tia sữa và đau đớn…🤱
Ngực căng tức sữa sau sinh
🤱Nguyên nhân căng tức sữa
Căng tức sữa sau sinh là hiện tượng xảy ra khi lưu lượng máu trong bầu ngực của mẹ gia tăng trong những ngày sau sinh. Mặc dù điều này giúp kích thích ngực mẹ tiết ra nhiều sữa hơn, mẹ vẫn cảm thấy khó chịu và đau nhiều hơn.😟 Một số nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng này như bé bỏ lỡ cữ bú, mẹ bỏ qua một lần hút sữa, tăng lượng sữa công thức và giảm lượng bú sữa mẹ, hay bé cai sữa quá nhanh. Nếu bé bị ốm hay gặp khó khăn trong việc ngậm và bú, ngực mẹ cũng sẽ căng sữa nếu mẹ không vắt sữa thừa.😧
🤱Triệu chứng căng sữa
Khi vú căng sữa, mẹ có thể cảm thấy ngực bị cứng hoặc bó chặt. Ngực mềm hoặc ấm khi mẹ chạm vào. Mẹ cảm thấy ngực nặng nề và đầy, đôi lúc cảm giác vón cục và sưng lên. Biểu hiện sưng có thể xảy ra ở một hoặc hai bên vú, thậm chí sưng lan sang hạch nách gần đó.😧 Khi ngực căng, mẹ còn có thể nhìn thấy rõ tĩnh mạch dưới da do lưu lượng máu đang tăng lên ở vùng ngực.
Ở một số trường hợp, mẹ có thể bị sốt nhẹ và mệt mỏi trong những ngày đầu tiết sữa, dân gian vẫn gọi là “sốt sữa”.🤒 Nếu mẹ thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên, mẹ nên báo ngay cho bác sĩ nhé. Đây có thể liên quan một số bệnh nhiễm trùng ở vú cũng có thể gây sốt và những bệnh này cần được điều trị sớm nhất có thể trước khi chúng nặng lên như là viêm vú, tụ mủ trong ống dẫn sữa bị tắc.👩⚕️
Biến chứng của căng tức sữa
🤱Trẻ bắt vú kém
Nếu vú mẹ quá căng và cứng, núm vú có thể bị phẳng. Bé sẽ khó có thể ngậm đầu vú đúng vào miệng để bú mẹ.😔
🤱Giảm nguồn cung cấp sữa mẹ
Nếu tình trạng sưng tấy không thuyên giảm, sữa mẹ không thể đưa ra ngoài và không kích thích mẹ sản xuất nhiều sữa nữa. Điều này có thể gây nguy hiểm cho nguồn sữa của mẹ, thậm chí dẫn đến tình trạng thiếu sữa nếu mẹ lạm dụng chườm lạnh.🙅♀️
🤱Bé tăng cân kém
Không có đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé sẽ khó có thể tăng cân đều đặn và phát triển.🦵
🤱Tăng áp lực dòng sữa mẹ
Áp lực từ việc dự trữ sữa trong bầu ngực có thể dẫn đến phản xạ tiết sữa hoạt động quá mức và làm cho sữa mẹ chảy ra ngoài rất nhanh. Khi sữa chảy ra nhiều một lúc, bé dễ bị sặc và nuốt quá nhiều không khí khi bé đang cố gắng nuốt sữa mẹ.🤮
🤱Cai sữa sớm
Bé có thể chán nản vì khó ngậm để bắt vú mẹ, không bú đủ sữa hoặc sữa chảy nhanh và mạnh khiến bé khó chịu. Tình trạng này gây đau đớn cho mẹ và gây khó khăn cho bé khi ngậm và bú sữa mẹ, dẫn tới việc bé cai sữa sớm.🍼
Khắc phục tình trạng căng tức sữa sau sinh
🤱Cho bé bú thường xuyên
Mẹ nên giữ cho bé bú thường xuyên theo cữ từ 1-3 giờ/ lần cả đêm lẫn ngày. Mỗi lần bú nên duy trì thời gian khoảng 20 phút.😀
Trước khi cho bé bú, mẹ nên mát xa nhẹ hai bầu ngực vì nó giúp làm ngực mềm ra và bé dễ ngậm núm vú hơn. Mẹ có thể tắm nước ấm hay chườm ấm để tuyến sữa lưu thông, tránh bị tắc tia sữa. Nếu bé đã bú xong nhưng trong bầu ngực vẫn còn sữa, mẹ nên hút ra bằng máy vắt sữa để giảm căng tức và vú sẽ mềm hơn.🍼
🤱Nghỉ ngơi hợp lý
Việc chăm sóc con sau sinh làm mẹ vất vả nhiều phải không? Mẹ đừng lo lắng quá mà hãy ăn uống và thư giãn hợp lý. Mẹ là người hùng của bé và của gia đình. Bé sẽ lớn lên mạnh khỏe mà, mẹ đừng lo lắng quá nhé!🥰
🤱Lưu ý tình trạng vú
Nếu bé đang trong ở trong giai đoạn cai sữa, mẹ hãy cai dần dần để tránh tình trạng ngực bị căng sữa quá mức. Mỗi lần bú hãy cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại. Mẹ lưu ý đến các triệu chứng chảy sữa, nhiễm trùng vú, áp xe vú hay tắc tia sữa.👀