post-title

Ráy tai của bé không cần dọn thường xuyên đâu ạ!

Lấy ráy tai cho bé và vệ sinh tai sai cách có thể khiến cho con bị đau tai và viêm tai, thậm chí gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Nhìn ráy tai cho bé mẹ thấy thật bẩn phải không! Thật ra thì không phải lúc nào mẹ cũng cần phải lấy ráy tai đâu ạ.👂


Có cần thiết phải ngoáy tai cho bé thường xuyên?

👂Ráy tai là gì?

Ráy tai là chất nhầy tự sinh ra trong ống ta, thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Mẹ nhìn thấy tai bé nhiều ráy tai nghĩ rằng nó là chất bẩn và làm mất vệ sinh. Thực tế, ráy tai có vài chức năng có ích cho bé đó ạ!😀

👂Chức năng của ráy tai

Ráy tai là chất sáp giúp làm ấm, bôi trơn cho ống tai, chống nhiễm bụi, vi khuẩn và thậm chí là côn trùng nhỏ khi chúng xâm nhập vào ống tai. Qua cử động nhai của xương hàm dưới khi ăn👄, các lông mao trong ống tai sẽ chuyển động nhẹ nhàng từ trong ra ngoài và đẩy khối sáp này ra gần lỗ tai. Ráy tai dần trở nên khô đi, bong ra rơi khỏi tai và rơi ra ngoài mà không cần tới tác động bên ngoài. 

Việc cố tình lấy ráy tai thường xuyên bằng các vật dụng khác sẽ đẩy ráy tai đi sâu hơn vào bên trong và làm tắc nghẽn lỗ tai. Với những vật dụng sắc nhọn, mẹ có thể vô tình làm tổn thương tai, thậm chí điếc tai tạm thời. Vì vậy, mẹ không cần lấy ráy tai thường xuyên cho bé vì mẹ sẽ làm mất một yếu tố bảo vệ tự nhiên của tai đấy ạ!🤝


Khi nào cần lấy ráy tai cho bé? 

👂Ráy tai tích tụ quá nhiều

Ráy tai chỉ thực sự trở thành rắc rối khi chúng tích tụ quá nhiều, cản trở tầm quan sát màng nhĩ của bác sĩ. Bác sĩ có thể dùng dụng cụ lấy ráy tai cho bé để loại bỏ ráy tai.👩‍⚕️Nếu ráy tai khô, cứng, khó lấy và màng nhĩ không bị thủng, mẹ có thể tự làm mềm ráy tai trước khi đưa bé đi khám lại.

👂Ráy tai gây tắc nghẽn ống tai ngoài

Nếu như ráy tai quá nhiều gây tắc nghẽn cả ống tai ngoài, thính lực của bé có thể bị giảm. Bé cảm thấy rõ nhất điều này đặc biệt sau khi tắm hoặc bơi do nút ráy tai gặp nước sẽ phình to lên. Với bé trong giai đoạn đang học nói, nút ráy tai để lâu có thể khiến bé chậm nói.🗣


Cách lấy ráy tai cho bé không đau

👂Nếu ráy tai bé ít

Mẹ dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm nhẹ thấm xung quanh vòng tai cho bé. Sau đó, mẹ xoắn nhẹ một góc của khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai để các ráy tai theo đường xoắn của khăn rơi ra ngoài. Khăn mềm sẽ không làm tổn hại tai bé mà vẫn làm sạch.🥰

👂Nếu ráy tai bé nhiều

Mẹ đặt bé nằm nghiêng và làm bé sao nhãng bằng cách kể chuyện cho bé hay cho bé xem tivi. Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hoặc nhỏ nước muối sinh lý khoảng 5-10 giọt. Mẹ nên nhỏ từ từ, từng giọt một để mỗi giọt có thể thấm vào bên trong và làm mềm ráy tai. Sau đó, mẹ nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt nước kèm bụi bẩn chảy ra.💧

Mẹ cứ lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày. Nếu bé có quá nhiều ráy tai, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để được chỉ định cách làm mềm ráy tai và dung dịch làm mềm chuyên dụng🏥.