post-title

Bụng bầu bị va đập có sao không?

Chế độ sinh hoạt cũng vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu. Những tình huống va đập vào bụng bầu luôn khiến mẹ hoang mang và lo lắng lắm phải không ạ?🤰


Thật sự thì có sao không khi bụng mẹ bị va đập?

🤰3 tháng đầu thai kỳ

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, bụng mẹ chưa lộ rõ sự thay đổi kích thước vì thai nhi còn nhỏ. Việc tiếp xúc một chút va chạm ở bụng bầu trong giai đoạn này thường không gây nguy hiểm, trừ khi mẹ gặp phải tai nạn hay chấn thương nghiêm trọng. Mẹ không nên quá lo lắng, hãy cứ sinh hoạt bình thường và làm việc một cách thoải mái nhất.😀

Tử cung ở thời gian này co giãn và bảo vệ thai nhi an toàn trong lúc mẹ đang làm việc. Nước ối trong tử cung là bộ phận giảm xóc giúp bé tránh được tác động trực tiếp bởi ngoại lực. Khi mẹ tăng cân, lớp mỡ ở bụng mẹ cũng sẽ dày lên và là một lớp bảo vệ hữu hiệu mang lại an toàn cho bé.🥰

🤰3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

Khi bụng mẹ ngày càng to lên, mẹ cần phải cẩn trọng hơn rất nhiều. Thai nhi ngày càng to lên và chiếm trọn không gian của tử cung mẹ. Thời gian này, mẹ nên tránh tối đa các việc nặng và va chạm để giảm thiểu nguy cơ sinh non.💃


Hướng dẫn mẹ tránh va chạm khi mang thai

🤰Chăm sóc trẻ em

Nếu đây không phải lần mang thai đầu tiên, trong quá trình chăm sóc và chơi đùa với con, mẹ nên cẩn thận khi bé chạy chơi quanh nhà và vô tình va vào mẹ, đặc biệt là con trên 18kg. Mẹ hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé để bé hiểu và hướng dẫn bé cách ôm mẹ nhẹ nhàng. Em của con đang ở trong này, chúng mình hãy cùng bảo vệ và chào đón em sắp tới nhé!👪

🤰Làm việc nhà

Khi mang thai, khả năng giữ thăng bằng và khả năng tập trung của mẹ kém hơn. Nếu không cẩn thận, mẹ rất dễ bị té ngã đặc biệt là khi đang làm việc nhà. Mẹ chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe thôi nhé!👩‍🏫

🤰Khi lái xe

Mặc dù đi xe ô tô sẽ an toàn hơn một chút so với xe máy, dù là phương tiện nào, mẹ đều gặp nguy hiểm khi phanh gấp hoặc có va chạm xe, nhất là với trường hợp đang ở giai đoạn cuối thai kỳ. Ở trong những tình huống này, mẹ nên được đưa ngay đến viện để các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.🚗

🤰Tư thế trong “chuyện ấy”

Trong quá trình mang thai, nếu sức khỏe của mẹ ổn định, mẹ hoàn toàn có thể quan hệ. Mẹ chỉ cần lưu ý lựa chọn những tư thế phù hợp, đảm bảo an toàn. Đặc biệt nếu mẹ có những trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, mang đa thai, mẹ cần nên lưu ý vấn đề này hơn.🩸

🤰Tập thể dục khi mang thai

Tuy mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, mẹ cần vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Nếu mẹ hay sử dụng máy chạy bộ, mẹ nên đứng ở vị trí giữa băng chạy để tránh tình huống bụng bầu va chạm vào bảng điều khiển trong lúc di chuyển.🏃‍♀️

Nếu mẹ tập tạ, mẹ nên kiểm tra sức khỏe trước khi tập, hạn chế khối lượng tạ. Yoga là bộ môn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp mẹ ổn định tâm lý, cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên nói chuyện với hướng dẫn viên để có những động tác phù hợp nhất với bà bầu nhé.🏋🏼‍


Tình huống va chạm bụng bầu nguy hiểm cần đi khám sớm

Tất nhiên không phải bất cứ va chạm nào cũng sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và con. Ngoài những va chạm nhẹ không đáng lo ngại, mẹ nên tới cơ sở y tế nếu mẹ gặp tai nạn giao thông, dù là tai nạn nghiêm trọng hay không, mẹ cũng nên được kiểm tra và chăm sóc kịp thời. Nếu mẹ bị té ngã, đây thường là những tác động mạnh đến thai nhi nên mẹ cũng nên đi khám nhé!👩‍⚕️

Nếu mẹ gặp tấn công có chủ đích như cố tình tấn công vào bụng bởi đối tượng xấu hoặc bạo lực gia đình, mẹ cần tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để đưa đến viện nhanh chóng. Bất kì dấu hiệu nào như xuất huyết âm đạo, co thắt tử cung thường xuyên dù đang nghỉ ngơi, thai nhi cử động ít hơn bình thường, mẹ đều nên tìm đến bác sĩ để phát hiện tổn thương kịp thời.🦸🏻‍♀️