Mẹ ơi, những dấu hiệu bất thường khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường! Nếu thấy bất kỳ những dấu hiệu này, mẹ đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ nhé!👩⚕️
Tình huống cấp cứu!
🤰Chảy máu
Cổ tử cung giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và đôi khi mẹ sẽ thấy một chút máu đi kèm ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lượng máu âm đạo chảy liên tục kèm theo sốt, đau hoặc ớn lạnh, đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, thậm chí dọa sảy thai, mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay nhé!🩸
🤰Nhức đầu, choáng ngất, chóng mặt
Nhức đầu, chóng mặt và đôi khi ngất trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể do ốm nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy triệu chứng dữ dội hay thường xuyên ngất xỉu, đây có thể là triệu chứng mất nước hoặc động thai.🤕
Những lúc này, mẹ nên ngồi xuống nghỉ ngơi, uống chút nước ấm, không nên đi lại nhiều và nằm nghiêng về bên trái. Mẹ nên đi khám bác sĩ sớm để kịp thời phát hiện bất thường.
🤰 Đi tiểu gắt và đau buốt
Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu bình thường do thai nhi dần di chuyển xuống dưới chèn ép bàng quang của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ đi tiểu gắt và đau buốt ở bàng quang, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ cần phải đi khám bác sĩ ngay vì nếu triệu chứng ngày càng nặng, nó có thể gây ra tình trạng sinh non hoặc trẻ thiếu cân.🚽
🤰Cơn đau vùng chậu nghiêm trọng
Vùng chậu phải chịu nhiều áp lực và có thể đau nhẹ vào giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu mẹ bị những cơn đau nghiêm trọng, liên tục kèm theo sốt, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu. Mẹ nên uống nhiều nước và gọi bác sĩ ngay để được khám kịp thời.😧
🤰Dịch âm đạo tiết bất thường
Nếu mẹ thấy dịch âm đạo đậm đặc và tiết ra với mật độ quá nhiều kèm những cơn co thắt trước tuần thứ 37, mẹ phải đi đến bệnh viện ngay. Mẹ tuyệt đối không được đi tắm lúc này! Có khả năng bé đã chuẩn bị ra ngoài, mẹ chuẩn bị sinh non. Mẹ nên nằm nghiêng trong lúc di chuyển tới bệnh viện.🌊
🤰Thai nhi thiếu vận động
Hầu hết bác sĩ khuyên mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của bé một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút.
Nếu mẹ thử để ý mà không cảm thấy chuyển động của bé, mẹ nên uống một ly nước trái cây vì đường giúp kích thích bé chuyển động, sau đó nằm nghiêng bên trái khoảng 30 phút và quan sát tiếp. Nếu sau khi thử mẹ vẫn không cảm thấy chuyển động nào, mẹ nên nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.👼
Phải đến bệnh viện cấp cứu ngay thôi!
🤰Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 39 độ C
Nhiệt độ cơ thể mẹ nên được duy trì ổn định. Nếu mẹ ớn lạnh hoặc sốt cao, nhiệt độ cơ thể thay đổi có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sốt cao có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nào đó mà mẹ đang mắc phải.🤒
🤰Bàn tay, bàn chân, mặt đột ngột sưng
Về cuối thai kỳ, bàn tay bàn chân mẹ đều phù nhẹ vì thai nhi càng lớn và nặng dần đặt áp lực và mẹ cũng tăng cân khi mang thai bé. Tuy nhiên, nó chỉ ở mức nhẹ và từ từ.
Nếu mẹ thấy khuôn mặt bị sưng lên đáng kể hoặc đột ngột thì đây có thể dấu hiệu mẹ đang giữ nước trên mức bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và đòi hỏi mẹ cần phải thăm khám bác sĩ ngay.🤝
🤰Mẹ bị ngã!
Khi mẹ bị ngã, lượng nước ối trong cơ thể mẹ sẽ bảo vệ bé nên thường bé sẽ vẫn an toàn dù có tác động bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bụng mẹ bị va chạm mạnh và có vết bầm tím trên bụng, mẹ cần phải đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra tình hình em bé và có khả năng phải lâm bồn sớm.😟