post-title

Mẹ bầu ngã đập mông có sao không ạ?

Liệu bà bầu ngã đập mông có sao không nhỉ?🥲 Nhiều mẹ bầu đã nhắn tin cho Baby Billy hỏi vì mẹ lo rằng nếu không may gặp phải tai nạn, nhỡ có chuyện gì xảy ra. Chúng ta cùng tìm hiểu xem mẹ bầu bị ngã đập mông có sao không nhé!


Nguyên nhân khiến mẹ bị ngã đập mông

🥲Trọng lượng cơ thể thay đổi

Khi mang thai, việc mẹ tăng cân khiến trọng lượng cơ thể bị thay đổi.⚖️ Mẹ cảm thấy cơ thể bị ì ạch, nặng nề dẫn đến việc khó giữ được thăng bằng trong lúc đi lại. Phần lớn cân nặng tập trung tại vùng bụng, trọng lượng sẽ kéo cơ thể mẹ đổ về phía trước nhiều hơn nên mẹ thường có xu hướng ngã về phía sau để tìm lại sự cân bằng, từ đó dẫn đến khả năng bị ngã dập mông.

🥲Xương khớp trở nên lỏng lẻo hơn

Xương khớp của mẹ trở nên mềm, có chút xô lệch “lỏng lẻo” hơn để tạo điều kiện cho bé dễ dàng chui ra ngoài vào ngày sinh nở.🦴 Điều này có thể làm cho các mẹ dễ bị té ngã đập mông khi mang thai nếu bất cẩn trong lúc di chuyển.

🥲Huyết áp không ổn định

Lượng đường huyết trong máu và huyết áp của mẹ khi mang thai thường có sự dao động không đều.🩸Nếu lượng đường huyết của mẹ thấp, mẹ dễ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và choáng váng bất chợt, đặc biệt khi mẹ thay đổi tư thế đột ngột. Những lúc đột ngột đứng lên hay ngồi dậy từ tư thế nằm, mẹ rất dễ bị ngã về phía sau do chóng mặt không giữ được thăng bằng.😟

🥲Không gian và môi trường xung quanh

Khi mẹ di chuyển qua các môi trường ẩm ướt, trơn trượt, hay có những vật cản lạ trên đường, mẹ có thể dễ bị bất ngờ, không kịp xử lý và dẫn tới té ngã.🪨 


Hậu quả khi mẹ ngã đập mông

Bất kỳ tác động nào đến mẹ trong thời kỳ mang thai đều có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của ngã, mẹ có thể bị rạn xương, gãy xương, hoặc thậm chí chấn thương sọ não…🤯

Mẹ còn có thể bị ra máu âm đạo, có thể nhiều hay ít tùy vào mức độ nghiêm trọng của ngã. Nếu ra máu nhiều, có lẫn máu cục kèm theo thường liên quan đến đau bụng sảy thai. Mẹ có thể bị rỉ ối, giảm chuyển động của thai nhi sau khi mẹ ngã, sảy thai hoặc sinh non.😨

Để tránh các hậu quả nghiêm trọng không đáng có, mẹ cần phải khám cấp cứu ngay trong các trường hợp như có dấu hiệu của vỡ ối, xuất huyết âm đạo, thấy đau bụng, có các cơn co bóp tử cung, hoặc không cảm thấy cử động của con.👩‍⚕️


Bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ ngã đập mông

🥲Giữ không gian xung quanh sáng sủa

Mẹ nên giữ không gian xung quanh luôn có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng quan sát được đồ vật hay môi trường. Mẹ sẽ thuận tiện di chuyển hơn, nhất là phòng tắm dễ trơn trượt, té ngã.💡

🥲Đi giày đế thấp

Để tránh ngã, mẹ nên đi giày đế thấp chống trơn trượt, tạm thời cất những đôi giày cao gót nhé ạ. Mẹ nên hạn chế đi chân trần hoặc chỉ đi tất nữa nhé.🥿

🥲Dọn dẹp nhà ngăn nắp

Mẹ nên dọn dẹp nhà cửa trông thật ngăn nắp và gọn gàng. Đồ đạc vứt lung tung bừa bộn dễ làm mẹ vấp ngã khi vô tình vấp phải.🧹

🥲Hạn chế đi lại trong mùa ẩm ướt

Trong mùa mưa, đặc biệt những khu vực ẩm ướt, khả năng mẹ bị trượt ngã cao hơn. Nếu mẹ phải đi ra ngoài nhiều, mẹ nên vịn tay bám chặt khi đi lên xuống cầu thang.🌧️