post-title

Tại sao mẹ bầu bị ngứa bụng?

Tình trạng bụng bầu của mẹ bị ngứa trong thời kỳ mang thai vô cùng phổ biến. Thường biểu hiện này không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu mà chỉ gây khó chịu một chút. Nhưng liệu đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào không?🤰


Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa bụng

🤰Thay đổi nội tiết tố

Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi rất nhiều, dẫn đến tình trạng thay đổi về trạng thái tâm lý và thể chất. Hormone estrogen là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị ngứa, mọc nhiều nốt ban đỏ và nổi mề đay trên da.👀

🤰Tăng lưu lượng máu

Mẹ bầu có thể bị ngứa bụng, đặc biệt vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Do lưu lượng máu tăng lên đáng kể, mẹ sẽ cảm thấy ngứa và hơi khó chịu.🩸

🤰Tăng cân

Trong khi mang thai, cân nặng của mẹ tăng cân, bụng bầu ngày càng to lên. Da phần bụng bị giãn ra nhiều đột ngột và gây ngứa. Đặc điểm này còn có thể thấy rõ ở vết rạn vùng đùi và chân.⚖️

🤰Có tiền sử về bệnh da

Nếu mẹ có tiền sử bị bệnh như bệnh vảy nến, bệnh chàm, nguy cơ ngứa sẽ tăng lên và những cơn ngứa cũng có thể nghiêm trọng hơn.🤯 Ở những tháng cuối thai kỳ, những tình trạng viêm chân lông, sẩn mụn ở nang lông cũng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy ngứa và khó chịu. Mẹ còn có thể đối mặt với cảm giác ngứa ở quanh rốn, lưng, bàn chân do tình trạng viêm da dị ứng. 

🤰Do một số bệnh khác

Một số bệnh như bệnh mề đay sẩn ngứa gồm những nốt mẩn ngứa từng mảng trên da, nhất là phần bụng, đùi, tay và chân, bệnh thủy đậu khi da bị nổi mẩn, có mủ hoặc kèm theo sốt, đều có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa. Những mẹ từng mắc bệnh gan hoặc có người thân bị bệnh gan thì sẽ có nguy cơ cao bị ứ mật trong thai kỳ dẫn đến triệu chứng ngứa da bụng.👪

Nội tiết tố của mẹ thay đổi nhiều, cơ địa mẹ bị nhạy cảm ơn, cơ thể mẹ bị dị ứng với thức ăn, hương liệu hoặc một số chất giặt tẩy, khiến mẹ cũng cảm thấy ngứa. Nhà nuôi thú cưng chó mèo cũng cần được vệ sinh nhiều hơn vì lông chó, lông mèo, bụi bẩn hay sợi vải đều có thể làm mẹ bị ngứa da khi tiếp xúc.🐕 


Chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng

🤰Không nên cào, gãi

Khi bị ngứa, mẹ càng cào gãi, càng gây kích thích da và khiến những cơn ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn. Để làm dịu cơn ngứa, thay vì gãi, mẹ nên dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm lên vùng da ngứa.🙅‍♀️

🤰Không nên tắm nước nóng

Mẹ nên tắm bằng nước ấm và dùng vải bông mềm để chà nhẹ lên da vùng bụng và da toàn thân. Nước quá nóng sẽ làm da mẹ dễ khô và tăng cảm giác ngứa. Mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm phù hợp với bà bầu, dành cho loại da nhạy cảm để không gây thêm kích ứng và tạo độ ẩm phù hợp cho da.🚿

🤰Trang phục rộng rãi và giữ ẩm

Mẹ nên giữ ẩm và chống rạn da bằng kem dưỡng ẩm và tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên. Tuy nhiên, khi mẹ xoa lên vùng bụng, mẹ chỉ nên bôi nhẹ nhàng để tránh gây kích thích co bóp tử cung.🧴

Mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt cũng cũng làm giảm sự chà xát lên vùng ngứa, bớt gây ngứa hơn. Mẹ cũng dễ dàng vận động hơn ở trong một bộ quần áo thoải mái phải không?👚

🤰Uống nhiều nước và tránh các tác nhân gây ngứa

Mẹ không nên ra ngoài khi thời tiết quá nắng, không nên tiếp xúc gần thú cưng hay những đồ vật bị bụi bẩn để tránh gây ngứa thêm. Mẹ cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều rau củ quả, tránh những thực phẩm có tính cay nóng để tránh kích thích cơn ngứa.🌊


Lưu ý

Mẹ ơi, ngứa bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đó ạ!🔍 Nếu mẹ bị ngứa da bụng và da toàn thân, da có màu vàng kèm theo rối loạn tiêu hóa, đây có thể là dấu hiệu bệnh ứ mật thai kỳ. Ngứa kèm theo sốt, phát ban có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, sởi, sốt phát ban. Ngứa xuất hiện cùng những tổn thương ngoài da có thể là do viêm da cơ địa hoặc bệnh vảy nến.👩‍⚕️