post-title

Thời kỳ bụng bầu thay đổi phát triển, bụng bầu con gái và con trai thật sự khác nhau?

Bụng bầu to ra là dấu hiệu rõ ràng nhất mẹ có thể cảm nhận về chặng đường mang thai của mình.🤰 Mẹ đôi khi tò mò, không biết bé đang lớn lên như thế nào, rồi mẹ sờ bụng để tự mình kiểm tra.🤗 


Thời kỳ bụng bắt đầu phát triển

🤰12 - 16 tuần

Đây là thời điểm mẹ có thể cảm thấy phần bụng dưới của mình đang to dần ra. Tử cung đang phát triển ngày càng to dần, chiếm phần lớn khung xương chậu.💁‍♀️ Nếu mẹ mặc đồ bó sát trong thời gian này, mẹ có thể nhận thấy rõ mình đang mang thai đó ạ!

🤰18 - 20 tuần

Cuối cùng thì ai cũng có thể nhận ra mẹ đang mang thai rồi! Tử cung lớn lên gấp đôi, lượng nước ối của mẹ cũng tăng lên bao bọc bé. Tuy nhiên, bé ở thời điểm này vẫn nhỏ, chỉ nặng khoảng 500-600g, cỡ một quả chuối thôi.🍌 Mỗi phụ nữ mang thai có cơ thể khác nhau và kích thước bụng phát triển khác nhau không trực tiếp phản ánh sức khỏe của em bé, nên mẹ đừng quá lo lắng nhiều nhé. 

🤰Sự thay đổi của bụng bầu

Thai kỳ ngày càng phát triển nhanh chóng. Trước khi mang thai, tử cung của mẹ chỉ có kích thước bằng một quả trứng và trọng lượng khoảng 70g. Chỉ sau 3 tháng mang thai, nó đã to lên có kích thước bằng một nắm đấm của người lớn, và khi mang thai được 5 tháng, nó đã to bằng kích cỡ đầu của người lớn rồi. Tuy nhiên, người ra nói rằng, khi sắp sinh, trọng lượng của tử cung có thể lên tới 1kg đó ạ!😮 


Ở những trường hợp này, bụng sẽ phình ra nhanh hơn

🤰Mang thai lần hai

Nếu mẹ là một bà mẹ có kinh nghiệm mang thai, kích thước vòng bụng của mẹ sẽ to sớm hơn khoảng một tháng so với lần có bầu trước.✅ Do lần sinh nở đầu tiên, tử cung không co lại hoàn toàn về trạng thái ban đầu, kích thước cơ bụng phát triển nhanh hơn. Cơ bụng giãn ra nhiều sau lần đầu mang thai, thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung chứa thai nhi tốt như lần đầu tiên nên lúc này, bụng mẹ sẽ thấp hơn. 

🤰Chiều cao của mẹ thấp

Nếu mẹ có chiều cao thấp hoặc eo nhỏ, không gian để em bé phát triển cũng hơi chật hẹp theo chiều dọc, bé sẽ nghiêng về phía trước nhiều hơn. Bụng mẹ sẽ trông to hơn nhiều.😮 

🤰Các cơ quan bị dồn về phía trước

Khi tử cung tăng kích thước, nó sẽ đẩy các bộ phận cơ quan, thay đổi vị trí vốn có. Tùy vào cơ thể mỗi mẹ bầu, cơ quan bị đẩy lên trước, lên trên hay về sau.💡Nếu ruột của mẹ được đẩy về phía trước, bụng của mẹ sẽ trông phình ra trước hơn so với những hướng đẩy khác.

🤰Tăng cân

Khi mang thai, mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, bụng bầu của mẹ càng to hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ là người thon thả và ít mỡ bụng trước đó, mẹ sẽ thấy rõ bụng đang to ra nhanh hơn và dễ dàng hơn đó ạ!💦  

🤰Trường hợp khác

Nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc lượng nước ối quá nhiều, bụng mẹ cũng có thể phát triển to nhanh hơn.😥 


Ba dấu hiệu điển hình khi bụng mẹ nhô ra

🤰Đau bụng dưới

Đau bụng dưới xuất hiện khi dây chằng xung quanh giãn ra, nhường vị trí cho tử cung đang phát triển to dần.⚡Khi mẹ hắt hơi hoặc dồn sức vào bụng, mẹ có cảm nhận được rõ những cơn đau lớn. Mẹ nên tránh thay đổi tư thế quá đột ngột, hãy nhẹ nhàng uốn cong cơ thể khi có cơn đau dữ dội. Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng hoặc viêm ruột thừa, mẹ cần phải đến bệnh viện để điều trị tức thì.

🤰Cảm giác như hết hơi

Khi em bé lớn lên, tử cung mở rộng ra và đẩy cơ quan nội tạng lên trên, chèn ép không gian phía trên của bụng gần với phổi.⏫ Khi đó, phổi không thể mở rộng hoàn toàn khi mẹ thở, làm mẹ cảm thấy khó thở, đặc biệt mỗi khi mẹ lên xuống cầu thang.

🤰Nghẹt bụng

Khi tử cung phát triển đột ngột, nó cũng có thể co lại đột ngột, khiến mẹ cảm thấy đau bụng từ 4-6 lần một ngày. Triệu chứng đau bụng là triệu chứng tự nhiên mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Nếu tần suất cảm thấy đau bụng tăng lên, kể cả khi mẹ đang nghỉ ngơi, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nhé.👩‍⚕️


Mẹ tò mò gì về bụng mẹ?

🤰Mẹ có thể thường xuyên sờ bụng bầu không?

Tử cung vô cùng nhạy cảm với kích thích nên chỉ cần không khí lạnh thổi qua, tử cung cũng có thể co lại.😥 Do đó, mẹ nên thật cẩn thận khi có tác động lên bụng bầu nhé, vì chúng có thể kích thích co thắt tử cung, gây nguy cơ sinh non cao. 

Việc chạm vào bụng 1 hoặc 2 lần trong ngày với bàn tay ấm áp sẽ rất tốt cho thai nhi, thậm chí giúp gắn kết mẹ và bé nhiều hơn. Đặc biệt khi mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, vừa nói chuyện và nhẹ nhàng vỗ vào bụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển não của thai nhi!🥰

🤰Đi lại với tư thế bụng bầu đẩy ra phía trước, có sao không?

Nếu bụng mẹ to ra nhiều, mẹ thường đi lại với tư thế lưng hơi ngả về phía sau và bụng mẹ đẩy ra phía trước. Mẹ sẽ dễ bị đau lưng đó ạ vì tư thế này gây áp lực nhiều lên cột sống.😣 Mẹ tốt nhất nên đi lại với tư thế thẳng lưng, chậm rãi, chắc chắn, cân bằng cơ thể và kéo phần bụng lại. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.

🤰Bụng bầu con trai, bụng bầu con gái khác nhau không?

Hình dáng bụng bầu của mẹ thường liên quan tới sự phát triển của bé nhiều hơn là giới tính của bé. Nếu thai nhi lớn, phần đầu và khung xương của bé lớn, rất có thể bé khó lọt qua vùng xương chậu của mẹ khi sinh vì bụng mẹ sẽ phình ra phía trên và nhô ra phía trước nhiều hơn nữa. Ngay cả khi thai nhi không quá lớn, nếu xương chậu của mẹ nhỏ, hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra.🤓 

Khi thai nhi nằm nghiêng, bụng của mẹ cũng tròn hơn ở bên phía bé nằm. Do đó, hình dáng của bụng bầu thường phụ thuộc nhiều yếu tố, như kích thước và tư thế của bé, kích thước xương chậu của mẹ, chứ không phụ thuộc vào giới tính bé.👪 

🤰Sau khi sinh, bao giờ bụng mẹ nhỏ lại?

Trong khoảng 6-8 tuần sau khi sinh, tử cung nhỏ lại trở về trạng thái ban đầu như trước khi sinh. Sau khi sinh 1-2 giờ, mẹ có thể cảm thấy đau bụng dưới như cảm giác đau kinh nguyệt vì tử cung co lại về kích thước ban đầu. Sau khoảng 3 ngày sau khi sinh con, cơn đau sẽ dần biến mất. Mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể tiết ra hormone oxytocin, giúp cho tử cung co lại nhanh chóng và hồi phục nhanh.💡  

🤰Giảm cân sau khi sinh, khi nào nên bắt đầu?

Bụng mẹ có thể vẫn chưa về trạng thái cũ sau 6 tuần sau khi sinh, sự chênh lệch cân nặng với trước khi mang thai vẫn còn quá lớn (đặc biệt khi mẹ tăng 10-13kg khi mang thai) do các tế bào mỡ được sản sinh nhiều trong quá trình mang thai. Mẹ hãy cho bản thân được nghỉ ngơi hoàn toàn đến ngày kiểm tra sức khỏe 6 tuần sau sinh. Nếu bác sĩ cho phép, mẹ có thể bắt đầu kiểm soát lượng calo nạp vào và bắt đầu giảm cân từ từ.🙆‍♀️  

Sau khi sinh, thời điểm sau 6 tuần sau sinh và trước 6 tháng sau sinh là thời điểm phù hợp nhất để giảm cân vì mẹ không cần tốn quá nhiều sức vì bản thân cơ thể phục hồi về trạng thái cũ và cho con bú đã làm mẹ giảm cân, tất nhiên có nhiều phản ứng tái tăng cân lại sau khi giảm. Dù thế nào chăng nữa, mẹ cũng không nên tập thể dục quá nhiều với những bài tập quá nặng. Đối với mẹ đang cho con bú, bác sĩ khuyên nên đợi đến khi bé ít nhất 2 tháng tuổi, mẹ mới cố gắng giảm cân.🤱