post-title

Tại sao mẹ lại bị đau xương sườn khi mang thai?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải chịu nhiều cơn đau bất chợt phải không?⚡Một trong số những triệu chứng đau đó còn là chứng đau xương sườn. Baby Billy biết nhiều mẹ bị mất ngủ vì triệu chứng đau này, vậy mẹ cần phải làm thế nào?😎


Tại sao chứng đau xương sườn lại xuất hiện?

🦴Tử cung phát triển quá nhanh

Quá trình lớn lên của thai nhi khiến cho vùng cơ quan quanh mạn sườn của mẹ bị căng ra và gây áp lực lên ngực. Khi em bé đang thức và muốn giãn cơ một chút rồi đạp vào xương sườn của mẹ, mẹ sẽ có những cơn đau đột ngột ở mạn sườn đó ạ!⚽ 

🦴Chứng ợ nóng

Để chuẩn bị cho quá trình bé ra đời thuận lợi, cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin. Quá trình tiêu hóa cũng bị chậm lại, axit dạ dày tiết ra nhiều hơn và sinh ra chứng ợ nóng, dẫn tới kết quả mẹ bị đau mạn sườn khi mang thai.💥 

🦴Vị trí nằm của bé

Sau 3 tháng giữa của thai kỳ, phần đầu của bé quay về phía cổ tử cung còn bàn chân thì quay về mạn sườn của mẹ. Sự thay đổi này vô tình tạo ra nhiều áp lực lên cho mẹ bầu bị đau mạn sườn bên trái.😫 

🦴Sự phát triển của ngực mẹ

Mang thai là giai đoạn kích thước vòng ngực của mẹ cũng thay đổi rất nhiều. Sự phát triển của ngực cũng tạo ra áp lực lên cơ mạn sườn nên mẹ càng dễ cảm nhận được cơn đau hơn ở mạn sườn trái, lưng và vai.🤱

🦴Sự thay đổi của nội tiết tố

Trong thai kỳ, progesterone tiết ra để xuất hiện cơn co tử cung, làm mềm, làm giãn cơ của dây chằng khi mẹ bắt đầu sinh bé. Chính loại hormone này cũng khiến cho các khớp cơ lỏng lẻo hơn, làm mẹ bị đau mạn sườn bên trái khi mang thai.🤯

🦴Mẹ quá căng thẳng

Dường như mẹ bầu nào cũng trải qua căng thẳng, lo lắng về thai kỳ của mình. Căng thẳng cũng góp phần gây nên nhiều cơn đau ở các vị trí khác nhau trên cơ thể đó ạ! Mẹ hãy thật thư giãn, đừng quá lo lắng nhiều nhé, cả bé và mẹ đều đang khỏe mạnh phát triển đó ạ!🥰


Giảm thiểu đau mạn sườn như thế nào?

🦴 Nằm về phía bên trái

Thường mẹ sẽ cảm thấy đau mạn sườn phía bên phải, mẹ có thể nằm nghiêng về phía bên trái đối diện để giảm áp lực lên vùng đau. Mẹ có thể nhẹ nhàng chườm khăn ấm lên vùng đau để cảm thấy đỡ đau hơn.✅ 

🦴 Thay đổi tư thế

Nếu thai nhi thường xuyên đè nén lên vùng xương sườn hoặc thai nhi quá nặng, mẹ đều có thể cảm thấy đau. Mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế, không nên ngồi quá lâu trên xe hơi hoặc bàn làm việc, lưng hơi ngả ra phía sau khi ngồi để giảm áp lực cho xương sườn. Nếu đau quá, mẹ có thể nằm nghỉ trên bề mặt hơi cao chút để giảm đau.💡 

🦴 Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ hãy nghỉ ngơi thật nhiều, giữ gìn sức khỏe thật tốt trong thời gian mang thai nhé! Tốt nhất mẹ vẫn nên nằm xuống và nghỉ ngơi khi cơn đau phát sinh. Thật buồn, cơn đau xương sườn này chỉ biến mất sau khi sinh ạ.😭 

🦴 Giãn cơ và tập thể dục

Những bài tập yoga dành cho bà bầu hoặc đi bơi có thể làm giảm chứng đau mạn sườn và nhiều lần đau khác. Mẹ có thể dựa vào một quả bóng yoga và thực hiện một số bài tập có tác dụng kéo duỗi cơ thể.💥 Mẹ nên chú ý vào các động tác ở ngực vì nó sẽ giúp xoa dịu cơn đau rất tốt. Massage nhẹ nhàng phần bụng và lưng cũng hỗ trợ giảm cơn đau mạn sườn hiệu quả nữa. 


Rắc..! Khớp mạn sườn phát ra tiếng kêu?

🦴 Điều trị như thế nào?

Mẹ cảm thấy khó chịu rất nhiều vì cơn đau mạn sườn này! Những lúc như thế này, mẹ nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra X-ray và siêu âm. Mẹ cần đặc biệt nghỉ ngơi thật nhiều vào thời gian này nữa.😰 

🦴 Mẹ có thể uống thuốc giảm đau không?

Nếu mẹ quá đau, mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải được sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ không được uống thuốc tùy tiện mà hãy đi khám và nghe tư vấn của bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng an toàn cho mẹ bầu và bé nhé.👩‍⚕️