post-title

Mọi thứ về tai nạn giao thông và thắt dây an toàn cho mẹ bầu

Mẹ có biết nguyên nhân hàng đầu mẹ gặp tai nạn giao thông không? Thắt dây an toàn trên xe ô tô có chỉ là nghĩa vụ không? Làm thế nào để mẹ có thể tránh được tai nạn giao thông không đáng có?💁‍♀️ 


Thắt dây an toàn

🚘Dây thắt lưng an toàn có gây áp lực lên thai nhi?

Mẹ bầu nên kéo dây an toàn qua vai, xuống giữa ngực với một vị trí chắc chắn. Mẹ đảm bảo dây phải qua vùng hông, kéo ngang sang bên bụng và phía dưới vòng bụng bầu, dây được kéo căng và càng phẳng càng tốt theo đường cong của bụng.🤰Thắt đai an toàn không nên kéo phía trên bụng bầu vì nó có thể gây áp lực lớn và nguy hiểm tới thai nhi. Để giảm áp lực tiếp xúc của dây đai và bụng mẹ, mẹ có thể sử dụng loại dây có lớp đệm tốt, hoặc sử dụng chăn hoặc gối chèn vào cũng được.

🚘Mẹ bầu có được lái xe không?

Mẹ mang thai cần di chuyển ghế ngồi theo một khoảng cách thoải mái với bàn đạp ga, khoảng cách lý tưởng khoảng 250 mm để bảo vệ bụng bầu trong trường hợp gặp tai nạn và túi khí bung ra. Nếu có thể chỉnh vô lăng của xe, mẹ nên để vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về phía ngực.📌 

Nếu mẹ đã từng sảy thai hoặc có dấu hiệu chảy máu ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ khuyên mẹ nên hạn chế lái xe đến 12 tuần. Mẹ cũng không nên lái xe đường dài vì mẹ dễ bị chóng mặt đột ngột. Nếu được, mẹ mang bầu nên cố gắng tránh lái xe. Hàng ghế sau ở giữa là nơi an toàn nhất trong xe nếu mẹ đã thắt dây an toàn đầy đủ. Nếu mẹ ngồi ở ghế hành khách trước, mẹ nên kéo ghế lùi lại xa nhất có thể để bảo vệ bụng, đề phòng túi khí bung khi có tai nạn.😉  


Nếu tai nạn giao thông xảy ra…

🚘Mẹ bầu nên làm gì khi tai nạn giao thông xảy ra?

Nếu mẹ bị chảy máu hoặc thấy đau bụng, thấy nước ối vỡ, hoặc mẹ không cảm thấy thai nhi cử động, mẹ nên đi vào cấp cứu và đi khám khoa sản ngay tức khắc. Ngay cả những thương tích nhẹ không gây đau đớn, mẹ vẫn cần được đi khám để bác sĩ chẩn đoán. Dù mẹ không sao, có thể những tác động bên ngoài vẫn ảnh hưởng tới thai nhi.👩‍⚕️

Khi đi khám, mẹ sẽ được kiểm tra tình trạng thai nhi và mức độ co thắt tử cung. Với những trường hợp mẹ bị chảy máu hoặc đau bụng nghiêm trọng, mẹ sẽ được siêu âm thai để kiểm tra rõ tình hình bé.🌟 

🚘Hậu quả của tai nạn giao thông

Mẹ có nguy cơ sảy thai cao do những lực tác động rất mạnh từ va chạm. Tỉ lệ sinh non cao, trước 37 tuần thai kỳ thường xảy ra. Tử cung to ra khi mang thai nên dễ bị chấn thương hơn. Nếu tử cung bị vỡ, nguy cơ tử vong cho mẹ và thai nhi rất cao nên mẹ cần được mổ cấp cứu càng sớm càng tốt.🤯 

Nhau bong non là một biến chứng không phổ biến nhưng rất nguy hiểm. Nhau thai là cơ quan giúp trao đổi oxy, chất dinh dưỡng và chất thải giữa mẹ và thai nhi. Khi nhau bong non sẽ gây gián đoạn việc cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi khiến thai bị tử vong.😭

Cả nhà hãy an toàn di chuyển trong Tết này, tuân thủ luật lệ giao thông trong Tết này nhé. Baby Billy xin kính chúc mọi gia đình có một cái Tết trọn vẹn, mạnh khỏe, ấm áp bên gia đình. Chúc mừng năm mới!💖