post-title

Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai

Khi mẹ mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus, gây ra biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Mẹ nhất định đừng quên đi khám và tiêm phòng vắc xin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.


Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?

Khi mẹ mang thai, cơ thể mẹ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus nhiều hơn. Để giảm thiểu tối đa rủi ro và biến chứng cho bản thân và cả em bé khi cơ thể mẹ không may nhiễm những bệnh này, tiêm vắc xin trước khi mang thai là sự phòng ngự chủ động bảo vệ mẹ và bé. Việc tiêm phòng cũng tạo cho bé một hệ miễn dịch ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời khi bé chưa thể tự có hệ miễn dịch chống lại bệnh.🙆‍♀️


Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai

💉Vắc xin cúm

Nếu mẹ đang mang thai và bị cúm, bé trong bụng bầu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt nếu mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu, nguy cơ cao bé bị dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân rất cao. Thời gian hiệu lực của vắc xin thường trong vòng 1 năm, mẹ nên tiêm ít nhất trước khi mang thai 1 tháng nhé.🌡️

💉Vắc xin sởi, quai bị, rubella

Tất cả 3 bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ mắc một trong ba bệnh này, bé sinh ra có nguy cơ cao bị dị tật, suy dinh dưỡng. Mẹ nên tiêm vắc xin MMR trước khi có thai 3 tháng. Nếu đã biết mình có thai, mẹ không được tiêm nhé.🧚

💉Vắc xin thủy đậu

Đối với những mẹ chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu, đây là mũi tiêm mà mẹ nên ưu tiên. Nếu mẹ mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ, bé có nguy cơ mắc dị tật, dị dạng hình thể, liệt chân tay. Mẹ nên tiêm vắc xin thủy đậu trước khi có thai 3 tháng. Nếu mẹ đã biết mình mang thai, mẹ không được tiêm nhé.✅

💉Vắc xin HPV

Vắc xin HPV được khuyến cáo tiêm phòng cho phụ nữ không mang thai từ 9-26 tuổi. Vì tính an toàn của vắc xin đối với mẹ mang bầu chưa được kiểm chứng cụ thể, mẹ không nên tiêm khi biết tin mang thai nhé.🤰

💉Vắc xin viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B xảy ra, có thể lây từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh có 25% nguy cơ tử vong vì các bệnh liên quan đến gan như viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan sau này. Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ nên tiêm vắc xin phòng chống viêm gan B trước khi mang thai nhé.✨


Tiêm phòng trước khi mang thai có bắt buộc không?

Tiêm chủng ở Việt Nam vẫn dựa trên tinh thần tự giác của mẹ. Đúng như ông bà ta vẫn nói, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Để phòng chống mẹ nhiễm các bệnh truyền nhiễm và để lại di chứng cho con trong bụng bầu, mẹ hãy chủ động tìm hiểu và tiêm phòng theo hướng dẫn. Nếu có bất kì lo lắng nào, mẹ hãy xin tư vấn của bác sĩ nhé.🥰


Lưu ý sau khi tiêm vắc xin

Sau khi vắc xin vào cơ thể mẹ có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ, đau sưng chỗ tiêm. Đây đều là những phản ứng phụ bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.😀 Mẹ có chườm khăn ấm, dùng khăn lau người, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ rau xanh và trái cây để giảm nhẹ các triệu chứng và cảm thấy khỏe hơn nhanh chóng. Nếu thời gian sốt quá lâu 3-4 ngày, có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ phải lập tức được đưa đến bác sĩ để kiểm tra.👩‍⚕️